HOTLINE: 0975.225.465
Giỏ hàng
0 đ - 0 item

Máy nén khí Hitachi cho các ngành sản xuất

Hầu hết ngày nay mọi người thường không để ý đến vai trò quan trọng của máy nén khí Hitachi cho các ngành sản xuất về mặt cơ học trong lĩnh vực sản xuất, công nghiệp, dân dụng, và nông nghiệp.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng muốn cùng các bạn quay lại tìm hiểu lịch sử ra đời của hệ thống máy nén khí.

Ứng dụng khí nén có từ thời trước công nguyên nhưng do sự phát triển của khoa học kỹ thuật khi đó không đồng bộ, nhất là kiến thức về cơ học, vật lý, vật liệu còn thiếu nên phạm vi ứng dụng của khí nén còn rất hạn chế.

Mãi đến thế kỹ 18, các thiết bị máy móc sử dụng năng lượng khí nén lần lượt được phát minh. Với sự phát triển mạnh mẽ của năng lượng điện, vai trò sử dụng năng lượng của khí nén giảm dần. Tuy nhiên, việc sử dụng năng lượng bằng khí nén vẫn đóng vai trò cốt yếu ở những lĩnh vực mà sử dụng năng lượng bằng khí nén vẫn đóng vai trò cốt yếu ở những lĩnh vực mà sử dụng điện sẽ không an toàn. Máy nén khí được sử dụng ở những dụng cụ nhỏ nhưng truyền động với vận tốc lớn như búa hơi, dụng cụ đập, tán đinh và nhất là những dụng cụ, đồ gá kẹp chặt trong máy công cụ.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, việc ứng dụng năng lượng bằng khí nén trong kỹ thuật điều khiển phát triển khá mạnh mẽ. Những dụng cụ, thiết bị, phần tử khí nén mới được sáng chế và ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Sự kết hợp khí nén với điện – điện tử sẽ quyết định cho sự phát triển của kỹ thuật điều khiển trong tương lai.

Những năm 50 và 60 của thế kỷ 20 là giai đoạn kỹ thuật tự động hóa phát triển mạnh mẽ. Kỹ thuật điều khiển bằng khí nén được phát triển rộng rãi và đa dạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Chỉ riêng ở Đức đã có 60 hãng chuyên sản xuất các phân tử điều khiển bằng khí nén.

Hệ thống điều khiển bằng khí nén được sử dụng ở những lĩnh vực mà ở đó hay xảy ra những vụ nổ nguy hiểm như các thiết bị phun sơn, các loại đồ gá kẹp, các chi tiết nhựa, chất dẻo hoặc các lĩnh vực sản xuất thiết bị và điện tử. Ngoài ra, hệ thống điều khiển bằng khí nén còn được sử dụng trong các dây truyền tự động, thiết bị vận chuyển và kiểm tra của các thiết bị lò hơi, thiết bị mạ điện, đóng gói, bao bì và công nghiệp hóa chất.

Ngày nay, khí nén được sử dụng hầu hết ở các lĩnh vực, chẳng hạn như:

  • Các ngành công nghiệp cung ứng nguyên liệu (cung cấp nguyên liệu bán thành phẩm cho các nhà sản suất).
  • Các nhà sản xuất công nghiệp nặng.
  • Đóng gói và chế biến hàng tiêu dùng.
  • Vận chuyển.
  • Hàng không.
  • Ô tô.
  • Sản xuất xi măng.
Máy nén khí trong môi trường sản xuất

Máy nén khí trong môi trường sản xuất

Với một nhà xưởng nhỏ có thể chỉ cần một máy nén khí cho hoạt động sản xuất, nhưng với những công ty tầm trung và lớn thì thường có hàng trăm thiết bị cần đến khí nén cho mục đích điều hành sản xuất.

Máy nén khí trong môi trường sản xuất

Ngày nay, các nhà sản xuất dựa nhiều vào cải tiến hệ thống để đáp ứng được đa dạng các hoạt động. Các tòa nhà công nghiệp, hệ thống bơm, xử lý vật liệu, hoạt động sơ chế,  bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị tạo ra một nhu cầu sử dụng khí nén cao.

Nhiều ngành công nghiệp cần sử dụng máy nén khí liên tục. Nhiều nhà sản xuất ví khí nén như “tiện ích thứ tư” bởi vỉ nó rất quan trọng để sản xuất. Nó giống như nước hoặc điện và rất cần thiết để sản xuất.

Các hoạt động sản xuất cần khí nén bao gồm:

  • Sản xuất đồ đạc, thiết bị
  • Nhựa, silicon và sản xuất cao su
  • Chế tạo kim loại
  • Thủy tinh, đá, đất sét
  • Khai thác mỏ
  • Đồ ăn và thức uống…

Máy nén khí Hitachi cung cấp các giải pháp khả thi tới các nhà sản xuất.

Các loại máy nén khí

Có thể phân chia thành 2 loại: máy nén khí Piston và máy nén khí trục vít.

  1. Máy nén khí trục vít: hoạt động theo nguyên lý ăn khớp, trong quá trình ăn khớp thể tích các buồng thay đổi. Nó gồm hai trục vít ăn khớp và quay ngược chiều nhau. Một trục dẫn động nhận truyền động từ động cơ và truyền cho trục bị dẫn động qua cặp bánh răng nghiêng. Không khí được hút từ đầu này (ở phía trên cặp trục vít) được nén đẩy sang đầu kia (phía dưới) của cặp trục. Khe hở giữa hai trục vít (phần đỉnh răng của trục vít này và chân răng của trục vít kia) và giữa đỉnh răng với xi lanh vào khoảng 0,1-0,4mm. Máy nén khí trục vít chạy bền, ổn định và thường sử dụng với các nhà máy cần lưu lượng khí lớn.
  2. Máy nén khí Piston: Nguyên lý hoạt động của máy nén khí Piston cũng tương tự như hệ thống xe máy của bạn, bao gồm: Trục khuỷu, thanh truyền, lá van,… Áp dụng cho những trường hợp cần lưu lượng nhỏ từ khoảng vài lít/ phút đến khoảng 1,6 m³/ phút tùy từng hãng sản xuất. Công suất khoảng từ 1-20HP.

Để duy trì máy nén khí trục vít và máy nén khí piston cũng như giữ các van và piston chuyển động thì việc bôi trơn thường xuyên là rất cần thiết. Tuy nhiên, một số ngành sản xuất dùng đến khí nén như chế biến thức ăn, đồ uống và dược phẩm thì đỏi hỏi chất lượng khí đầu ra phải sạch 100% dầu.

máy nén khi không dầu Hitachi

Những ngành này nên lựa chọn máy nén khi không dầu Hitachi (Hitachi Oil-free) để đáp ứng nhu cầu sản xuất.

Lựa chọn máy nén khí trục vít hay máy nén khí Piston để sử dụng

Hitachi đã cho ra đời dòng máy nén khí trục vít với nhiều cải tiến vượt trội như dòng HISCREW Next Series, với các máy công suất từ 11-160Kw. Lợi thế lớn nhất của sự cải tiến là TIẾT KIỆM năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Thêm vào đó, chi phí bảo trì bảo dưỡng thấp, rất dễ dàng sử dụng và bảo trì.

Đối với các nhà máy cần sử dụng khí đầu ra 100% sạch, không lẫn dầu, chúng tôi cho dòng Hitachi Oil free screw Next series với các dải công suất như trên để đáp ứng nhu cầu của Quý khách.

Với máy nén khí Piston, chúng tôi cung cấp dòng máy nén khí Piston Hitachi Bebicon (loại có dầu và loại không dầu oil free) để Quý khách lựa chọn. Dòng máy nén khí Hitachi Bebicon cung nhiều khí hơn trong khi năng lượng tiêu thụ lại ít hơn.

Nếu bạn không chắc về việc mình nên lựa chọn máy nén khí trục vít hay Piston cho phù hợp với nhu cầu của mình, bản infographic dưới đây sẽ giúp bạn đưa ra quyết định dễ dàng hơn.

So sánh máy nén khí: Tính tổng chi phí sở hữu.

Để tìm được một model máy nén khí phù hợp với nhu cầu sản xuất của bạn có thể là một công việc không đơn giản. Điều then chốt là xác định được TOÀN BỘ chi phí bạn sẽ phải trả cho máy nén khí bạn chọn chứ không chỉ đơn thuần là chi phí mua máy ban đầu. Khi so sánh nhiều lựa chọn, cân nhắc chi phí mua ban đầu cũng như chi phí vận hành trong 5 năm. Sử dụng quy trình 5 bước dưới đây:

Bước 1: Trước khi nhận được báo giá hoặc đặt hàng, bạn cần tính toán điện áp (loại điện áp nhà máy hay công ty bạn đang sử dụng) nơi lắp đặt máy nén khí. Chẳng hạn, điện áp nhà máy bạn dùng 230V – 3 pha.

Bước 2: Tính toán xem nhà máy bạn cần bao nhiêu khí. Đơn vị đo lường lưu lượng khí thường là CFM hoặc m³/ phút. Tính toán lưu lượng khí cần sử dụng cho mỗi dụng cụ (sử dụng thường xuyên) và tổng lưu lượng khí nhà máy cần sử dụng.

Bước 3: xác định áp suất làm việc cho nhà máy của bạn và cho từng dụng cụ cần sử dụng khí nén. Dụng cụ cần sử dụng áp suất khí nén cao nhất thì chính là áp suất làm việc (thấp nhất) bạn cần khi lựa chọn máy nén khí. Nhìn chung máy nén khí một cấp nén thường có mức áp suất làm việc dao động trong khoảng 7 – 9 bar. Còn máy nén khí hai cấp nén thường có mức áp suất làm việc khoảng 11-13 bar.

Bước 4: Làm việc với người phụ trách hệ thống điện của nhà máy có chuyên môn để đảm bảo nhà máy có hệ thống điện đáp ứng với máy nén khí dự kiến mua. Bộ phận này sẽ giúp bạn đưa ra những thông tin đánh giá về cường độ dòng điện chạy đủ tải, bạn có thể thấy nó được gắn trên mô tơ điện, số vôn và pha điện.

Bước 5: Để tính toán được toàn bộ chi phí sử dụng cho hệ thống khí nén, bạn phải tính cả chi phí cho việc bảo trì máy nén khí định kỳ dựa vào khuyến cáo của nhà sản xuất. Những chi phí này bao gồm:

  • Chi phí thay dầu
  • Thay thế các van
  • Các bộ lọc (lọc dầu, lọc gió, lọc tách dầu)
  • Chi phí đại tu máy nén khí

Yếu tố then chốt khi lựa chọn một nhà sản xuất máy nén khí

Bạn có thể dễ dàng bị choáng ngợp bởi rất nhiều hãng máy nén khí trên thị trường hiện nay. Sau khi hoàn thành việc thẩm định và xác định loại máy nén khí nào (hãng máy) phù hợp với nhà xưởng và công ty bạn, nhiệm vụ tiếp theo là tìm ra model nào đáp ứng nhu cầu của bạn.

Bạn cần lưu ý rằng không phải tất cả các máy nén khí đều như nhau. Dưới đây là một số yếu tố bạn cần cân nhắc trước khi quyết định lựa chọn:

  • Chế độ bảo hành: Chọn nhà sản xuất máy nén khí có một chế độ bảo hành sau đó thật tốt.
  • Yêu cầu về bảo trì bảo dưỡng: Giống các ngành công nghiệp khác, nếu máy nén khí của bạn bị hỏng nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất và túi tiền của chính bạn. Bạn hãy chọn một máy nén khí chất lượng và những yêu cầu về bảo trì ít nhất có thể để đảm bảo hoạt động của bạn chạy luôn thông suốt.
  • Hiệu quả: Càng nhiều điện năng sử dụng cho máy nén khí, bạn càng phải trả chi phí nhiên liệu nhiều. Giảm thiểu chi phí điện năng bằng việc lựa chọn một loại máy nén khí có khả năng tiết kiệm điện năng cao nhất. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng, bởi chi phí tiêu thụ điện năng chiếm đến 70% giá trị đầu tư cho một hệ thống máy nén khí, nó thậm chí còn nhiều hơn cả chi phí đầu tư cho hệ thống ban đầu. Do đó, việc lựa chọn một loại máy có điện năng tiêu thụ ít sẽ tiết kiệm cho công ty bạn một lượng tiền vô hình rất lớn liên hệ để được tư vấn thiết kế lắp đặt hệ thống khí nén tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng máy nén khí

>>> Hướng dẫn cách xử lý sự cố máy nén khí

Tags:
Đăng ký nhận EBOOK miễn phí





    0975.225.465