HOTLINE: 0975.225.465
Giỏ hàng
0 đ - 0 item

Hướng Dẫn Cách Bảo Dưỡng Máy Nén Khí Di Dộng

Trong phần trước chúng tôi đã chia sẻ với các bạn đầy đủ các kiến thức liên quan đến việc vận hành máy nén khí di động. Bạn có thể xem lại bài chia sẻ dưới đây:

=> Nguyên lý hoạt động máy nén khí di động chạy dầu diesel

=> Hướng dẫn cách vận hành máy nén khí diesel

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cụ thể về cách bảo dưỡng máy nén khí di động chạy dầu diesel để bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện công việc này:

Việc bảo dưỡng máy nén khí di động khá đơn giản, chúng ta có thể phân chia ra thành hai phần: bảo trì, bảo dưỡng động cơ diesel và bảo dưỡng các bộ phận máy nén khí.
Đối với động cơ diesel, những bộ phận chính bạn cần bảo dưỡng bao gồm:
– Vệ sinh hoặc thay thế lọc gió (lọc hút)
– Thay thế dầu động cơ
– Thay thế lọc dầu
– Thay thế lọc nhiên liệu
– Kiểm tra và điều chỉnh các khe hở của van
– Vệ sinh bộ giải nhiệt
Đối với các bộ phận của máy nén, bạn cần:
– Vệ sinh/ thay thế lọc gió
– Thay thế dầu máy nén khí
– Thay thế lọc dầu
– Thay thế lọc tách dầu (nếu đến thời gian cần thay thế)
– Vệ sinh két giải nhiệt
Có một số bộ phận bạn cần kiểm tra thêm vì nó có thể là nguyên nhân gây sự cố cho máy nén khí chẳng hạn như kiểm tra van chặn dầu, van duy trì áp suất tối thiểu, …

1. LỊCH TRÌNH BẢO DƯỠNG MÁY NÉN KHÍ DIESEL THEO TIÊU CHUẨN

Dưới đây là các hạng mục thường cần bảo trì bảo dưỡng máy nén khí di động chạy dầu diesel theo tiêu chuẩn:

Đối với máy nén khí 500h hoặc ½ năm 1000h hoặc hàng năm
Lọc gió/ lọc khí Kiểm tra/ vệ sinh Thay thế
Dầu máy nén khí Kiểm tra Thay thế
Lọc dầu máy nén khí Kiểm tra/ vệ sinh Thay thế
Lọc tách dầu máy nén khí Kiểm tra (tối đa 0.8 bar) Thay thế
Bộ làm mát dầu Vệ sinh Vệ sinh
Bộ làm mát phía sau (Aftercoooler) Vệ sinh Vệ sinh
Đối với động cơ diesel 500h hoặc ½ năm 1000h hoặc hàng năm
Bộ lọc đầu vào Kiểm tra/ vệ sinh Thay thế
Dầu động cơ Thay thế Thay thế
Lọc dầu động cơ Thay thế Thay thế
Lọc nhiên liệu Thay thế Thay thế
Bộ làm mát trong Vệ sinh Vệ sinh
Kiểm tra các khe hở van Vệ sinh Điều chỉnh

Đây là các hạng mục bảo trì bảo dưỡng máy nén khí di động theo tiêu chuẩn, cần thực hiện sau 500-1000 giờ vận hành máy.
Nếu máy nén khí của bạn vận hành mỗi năm rất ít thời gian, thì chúng tôi khuyến khích bạn nên chạy máy ít nhất 20 phút mỗi tháng.
Kẻ thù lớn nhất của máy nén và động cơ diesel là nước, cặn bẩn và máy không hoạt động.

2. HƯỚNG DẪN CÁCH BẢO DƯỠNG TỪNG BỘ PHẬN CỦA MÁY NÉN KHÍ

2.1. Lọc gió máy nén khí

Máy nén khí di động thường vận hành trong môi trường nhiều bụi bẩn. Bộ lọc khí giúp loại bỏ bụi bẩn khỏi máy nén. Nó giúp bảo vệ trục vít máy nén khỏi bị bào mòn, đồng thời giữ cho dầu và lọc tách dầu sạch sẽ.
Quá trình lọc gồm hai bước. Bước đầu, khí sẽ được lọc thông qua khoang chứa lọc gió. 90% bụi bẩn sẽ được loại bỏ bằng cách này và thu lượm lại dưới đáy của khoang lọc. Không phải tất cả các máy nén khí đều có phần này, song với các model máy nén khí di dộng mới thì hầu hết sẽ có.
Với bộ lọc gió thường sẽ có quy định tuổi thọ sử dụng. Chẳng hạn như nếu bộ lọc gió có tuổi thọ 2000h sử dụng thì cứ mỗi 500h bạn cần tháo ra vệ sinh lọc gió và khoang chứa lọc gió. Và nếu như môi trường nhiều bụi bẩn thì bạn nên thay lọc gió sớm hơn thời gian quy định.

2.2. Dầu máy nén khí

Điều tốt nhất bạn nên làm là giữ cho dầu máy nén khí được hoạt động trong điều kiện vận hành tốt nhất. Điều này có nghĩa là cần thay dầu máy nén khí theo đúng khuyến cáo sử dụng của nhà sản xuất hãng dầu bạn đang sử dụng.
Thay dầu máy nén như thế nào?
Thông thường, dầu máy nén khí sẽ được thay dựa theo khuyến cáo thời gian sử dụng của nhà sản xuất. Tuy nhiên, thời gian thay dầu máy nén khí còn phụ thuộc vào hai yếu tố sau:
– Môi trường máy nén khí vận hành sạch hay nhiều bụi bẩn
– Nhiệt độ vận hành máy nén khí
Nếu môi trường vận hành máy nén khí nhiều bụi bẩn, bụi bẩn đó sẽ đi vào máy nén khí và làm bẩn dầu, lọc dầu và lọc tách dầu. Khi đó tần suất thay dầu, lọc dầu và lọc tách dầu cần được thực hiện sớm hơn.
Nếu máy nén khí của bạn nóng, tuổi thọ dầu sẽ bị rút ngắn. Chẳng hạn nếu máy nén khí của bạn chạy ở nhiệt độ trên 100 độ C, nó sẽ phá hủy dầu của bạn sớm hơn tuổi thọ dầu quy định rất nhiều.
Khi máy nén khí của bạn nhiệt độ cao, bạn cần kiểm tra xem nguyên nhân gây nhiệt độ cao cho máy là gì? Nếu do môi trường đặt máy nhiều bụi bẩn, nó có thể làm tắc nghẹt bộ két làm mát máy dẫn đến nhiệt cao cho máy. Khi đó, bạn nên tháo két ra xúc rửa sạch sẽ để giảm nhiệt.
Nếu máy nén khí của bạn vận hành trong môi trường nhiệt độ cao, hãy tìm cách thông gió giảm nhiệt cho phòng máy nén khí.

Với bất kỳ nguyên nhân nào gây ra nhiệt cao cho máy nén khí, bạn cũng đều cần tìm cách giảm nhiệt cho máy để kéo dài tuổi thọ dầu, lọc và cả máy.

Điều kiện vận hành Nhiệt độ làm việc Số giờ thay dầu
Bình thường Dưới 100 độ C 1000h
Bình thường Trên 100 độ C 500h
Môi trường bụi, bẩn Dưới hoặc trên 100 độ C Thay thế dựa trên việc phân tích mẫu dầu

Thay dầu máy nén khí
Thay dầu máy nén khí nên được thực hiện khi máy nén khí còn ấm. Bạn nên chạy máy nén khí khoảng 10 phút trước khi thay thế dầu.
Khi dừng máy nén khí, hầu hết dầu sẽ được lượm lại dưới bình tách dầu. Dưới đáy của bình dầu sẽ có một lỗ xả dầu.
Trước khi thay dầu, bạn cần xả hết áp suất trong bình dầu ra ngoài sau đó từ từ mở van xả dầu. Có thể vẫn còn áp suất trong bình tách dầu do đó bạn cần cẩn thận. Rất nhiều trường hợp đã bị bỏng dầu trong khi thay thế dầu cho máy nén khí.

Một số máy nén khí có nhiều hơn một điểm xả dầu. Nó thường được đặt dưới đáy đầu nén và két làm mát dầu, những vị trí này sẽ giúp bạn xả sạch toàn bộ dầu ở những phần dầu tuần hoàn qua.
Mức dầu trong máy nén khí
Bạn cần thường xuyên chú ý đến mức dầu máy nén khí để đảm bảo dầu luôn đủ, sạch sẽ. Để biết điều này, bạn có thể dễ dàng quan sát được mức dầu qua kính thăm dầu thường gắn trên các máy nén khí.
Nếu máy nén khí của bạn vận hành với mực dầu quá thấp hoặc nhiệt độ máy cao, nó sẽ rất dễ bị phá hủy.
Hao dầu sẽ xảy ra khi máy nén khí vận hành ở nhiệt độ cao và mức dầu sẽ dần dần bị cạn dần. Khi dầu bị cạn, nhiệt độ máy nén khí sẽ tăng cao nhanh chóng. Nếu tiếp tục vận hành, dầu có thể sẽ bị đóng keo dạng véc ni ở bên trong máy nén khí tại các điểm dầu tuần hoàn qua như cụm đầu nén, bình chứa dầu, các đường ống dẫn dầu và két giải nhiệt dầu. Và khi đó xử lý sẽ rất khó khăn.

2.3 Động cơ dầu

Thay dầu động cơ tốt nhất nên thực hiện khi động cơ còn ấm. Chạy động cơ khoảng 10 phút trước khi thay dầu.
Nhìn chung cũng rất dễ để xả dầu ở dưới đáy của động cơ để xả dầu ra sau đó đổ dầu mới vào theo khuyến cáo của nhà sản xuất (xem thêm trong cẩm nang hướng dẫn vận hành máy nén khí đi kèm theo máy).
Sau khi thay dầu, bạn nên chạy động cơ khoảng một vài phút. Sau đó kiểm tra xem mức dầu đã ok chưa. Dầu cần ở mức cao nhất, nếu khi chạy máy dầu bị hụt đi, bạn cần bổ sung thêm.

Vị trí xả dầu động cơ Diesel

2.4. Lọc hút động cơ

Động cơ diesel cần có hai thứ để chạy: nhiên liệu và khí. Rất nhiều khí
Bạn luôn chắc rằng bộ lọc hút sạch sẽ để lưu lượng khí đi qua không bị cản trở đến động cơ. Bởi vì nếu bộ lọc khí bẩn nó sẽ làm giảm lưu lượng bộ lọc khí đến động cơ và là một trong những nguyên nhân gây tụt áp và tăng tiêu thụ điện năng.

2.5. Lọc dầu máy nén khí và lọc dầu động cơ

Lọc dầu máy nén khí và lọc dầu động cơ nên được thay cùng lúc với nhau khi thay lọc dầu.
Thay lọc dầu tương đối đơn giản, có thể chỉ vướng chút khi bạn xoáy lỏng kết nối ren vào bộ lọc. Để thay thế lọc dầu bạn cần:
– Sử dụng khóa mở lọc dầu để xoáy lọc dầu cũ. Bạn nhớ có sẵn khay hứng dầu bởi vì sẽ còn một lượng dầu nhỏ còn đọng lại bên trong lọc dầu.
– Lấy lọc dầu mới và lấy một lượng dầu nhỏ bôi lên các đệm làm kín của lọc dầu để bôi trơn.
– Lắp lọc dầu mới vào, bạn chỉ cần xoáy bằng tay. Không nên sử dụng khóa mở lọc dầu vì có thể sẽ làm móp méo lọc.
Dưới đây là hình ảnh một số khóa mở lọc dầu bạn có thể sử dụng:

Bên trong lọc dầu sẽ có một van by-pass, van này sẽ tự động mở ra khi độ chênh lệch áp suất qua lọc dầu quá cao, thường là khi lọc dầu quá bẩn hoặc tắc nghẹt. Lúc này dầu không được lọc nữa, nhưng nó vẫn sẽ tốt hơn là không có dầu đến đầu nén.

2.6. Lọc tách dầu máy nén khí

Lọc tách dầu có nhiệm vụ tách dầu ra khỏi khí nén, nó thường được đặt trong bình dầu. Bạn cần phân biệt nó với lọc dầu. Trong khi lọc dầu làm nhiệm vụ loại bỏ những cặn bẩn có trong dầu thì lọc tách dầu lại làm nhiệm vụ tách dầu ra khỏi khí nén để khí nén đi ra khỏi bình dầu sạch dầu.
Nhìn chung độ chênh áp qua lọc tách dầu cho phép ở mức 0.8 đến 1 bar. Nếu như dầu máy nén khí đã sử dụng lâu, dầu keo, cháy hoặc dầu bẩn sẽ gây ra độ chênh áp cao.

Cách thay thế lọc tách dầu máy nén khí diesel:
Lọc tách dầu thường nằm trong bình dầu. Để thay thế lọc tách bạn cần phải tháo nắp bình dầu ra. Tùy theo thiết kế của từng dòng máy sẽ quyết định bạn cần tháo chi tiết nào trước vì nắp bình dầu sẽ có thêm một số kết nối khác chẳng hạn như kết nối với van thu hồi dầu, van an toàn,…
Khi thay thế lọc tách dầu bạn cần đảm bảo lựa chọn một chiếc lọc tách theo đúng thông số kích thước của lọc tách dầu ban đầu. Trường hợp nếu lọc tách dầu ngắn hơn, nó có thể ảnh hưởng đến lưu lượng qua lọc tách. Còn nếu lọc tách dài hơn thì bạn sẽ phải điều chỉnh lại đường ống thu hồi dầu, kể cả lọc tách ngắn hơn bạn cũng phải điều chỉnh.
Bạn cũng cần chắc rằng có sử dụng miếng đệm hoặc amizang làm kín. Miếng đệm này thường cấp kèm với lọc tách dầu.

2.7. Bộ làm mát

Luôn có ít nhất hai bộ làm mát trong máy nén khí di động: bộ làm mát dầu động cơ và bộ làm mát dầu máy nén.
Và bạn cũng có hai lựa chọn về bộ làm mát đó là bộ làm mát phí sau máy nén hoặc bộ làm mát được tích hợp trong động cơ.
Hai bộ làm mát này thường sẽ được gắn cạnh nhau và nhìn giống một khối bộ làm mát lớn. Nhưng thực ra nó lại là hai bộ giải nhiệt.
Bộ giải nhiệt thường cần được vệ sinh. Bạn có thể vệ sinh đơn giản bằng cách dùng khí nén thổi qua bộ két để vệ sinh. Tuy nhiên, trong trường hợp nếu bộ két bị bẩn bởi keo dầu hoặc két đặc trong, bạn cần tháo ra bơm nước hoặc hóa chất tuần hoàn qua két mới xử lý triệt để được.

2.8. Lọc nhiên liệu

Lọc nhiên liệu rất quan trọng đối với các dòng máy diesel hiện đại vì áp suất phun nhiên liệu ngày càng cao và khả năng chịu bên trong bơm cao áp và phun kim ngày càng nhỏ.
Cách thay lọc dầu nhiên liệu
Việc thay lọc dầu nhiên liệu cũng rất đơn giản bởi vì lọc nhiên liệu không nóng và thường dễ tháo lắp.
Có một chiếc van vặn dừng cấp nhiên liệu qua lọc, nó nằm gần phía lọc nên trước khi thay lọc, bạn hãy vặn nó vào.
Bạn cũng cần chọn đúng lọc nhiên liệu thay thế đúng với lọc nguyên bản. Nhưng trước khi thay bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Dùng tay để vặn lọc mới vào, tránh dùng khóa mở lọc vặn vào vì có thể làm móp bộ lọc.
– Bôi trơn đệm làm kín bằng một chút dầu nhiên liệu.
– Nếu có thể (phụ thuộc vào thiết kế lọc), đổ đầy dầu nhiên liệu vào lọc trước khi lắp đặt. Cố gắng tránh để càng ít khí vào hệ thống lọc nhiên liệu càng tốt.

3. KIỂM TRA MÁY NÉN KHÍ SAU KHI BẢO DƯỠNG

– Khởi động máy nén khí và kiểm tra

– Chạy máy nén khí ở chế độ full tải để kiểm tra

– Tắt máy nén khí để kiểm

Bạn cần kiểm tra máy nén khí ở cả ba trạng thái và đảm bảo máy hoạt động bình thường, theo dõi máy trong suốt quá trình kiểm tra.

Nguồn: Air compressor Guide – Autho Cas – Sách Portable Diesel Air Compressor

Tags:
Đăng ký nhận EBOOK miễn phí





    0975.225.465