Lưu ý khi sử dụng máy nén khí để tiết kiệm năng lượng luôn là một trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu của các nhà máy. Trong đó, hệ thống máy nén khí thường chiếm từ 20-25% lượng điện năng tiêu thụ.
Một phân tích về việc sử dụng điện năng tại Nhật đã chỉ ra rằng: lượng điện năng tiêu thụ tại Nhật cho hệ thống khí nén thường xấp xỉ 50 triệu kWh/ 1 năm (tương đương với 5% lượng điện năng tiêu thụ nội địa).
Nếu như lượng điện năng dùng cho hệ thống khí nén giảm 10%, điều này có nghĩa là tổng lượng điện năng tiêu thụ quốc gia sẽ giảm xuống 0.5%.
20-25% lượng điện năng dùng cho các hoạt động liên quan đến khí nén quả thực là một con số khổng lồ. Vì thế, cần cố gắng tiết kiệm 10% năng lượng để giảm thiểu được khí phát thải CO2.
Hãy xem chi phí cụ thể cho một hệ thống khí nén:
Hầu hết các máy nén khí có chi phí vòng đời là lượng điện năng tiêu thụ. Thực tế khi đầu tư vào một hệ thống khí nén, chi phí đầu tư ban đầu thường là vấn đề chúng ta quan tâm nhiều nhất. Song đây lại là khoản chi phí nhỏ nhất chúng ta phải trả cho hệ thống khí nén. Nó thường chỉ chiếm 7% (bao gồm máy nén khí, chi phí lắp đặt, đường ống,…). Chi phí bảo trì bảo dưỡng hệ thống máy nén khí định kỳ chiếm 9%. Còn lại, 84% là chi phí chúng ta phải trả cho lượng điện năng tiêu thụ cho hệ thống. Đây thực sự là con số không hề nhỏ mỗi doanh nghiệp phải trả khi vận hành máy nén khí.
Ví dụ: Một máy nén khí trục vít Hitachi 75 kW, một năm vận hành 6000 giờ ở chế độ tải 100%, với giá điện dao động trong khoảng 2,500 – 3,000 VNĐ/1 số điện.
Tổng chi phí điện phải trả cho một hệ thống khí nén khai thác trung bình trong 12 năm.
Nếu như lượng khí tiêu thụ giảm khoảng 70%, chi phí điện cũng sẽ giảm 70%.
Lượng điện năng tiêu thụ cụ thể:
Bao nhiêu chi phí điện năng phải trả cho 1m³ khí nén? Dưới đây là ví dụ tính toán nhanh.
Chi phí điện năng = Điện năng đầu vào (kWh) x Giá điện / Lưu lượng khí (m³/phút) x 60 phút
Bạn sẽ tính được ra chi tiết lượng điện năng tiêu thụ cho hệ thống khí nén mỗi giờ, mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng và mỗi năm.
Tham khảo thêm:
=> Cách tính toán chi phí tiêu thụ điện năng cho máy nén khí
=> Cách tính toán chi phí vòng đời thực sự của một máy nén khí
Vậy làm thế nào để tiết kiệm năng lượng cho hệ thống khí nén?
– Đứng trên vai trò người quản lý bạn thường sẽ chịu áp lực về những vấn đề sau:
+ Công ty phải tiến hành cắt giảm điện năng tiêu thụ
+ Chứng nhận ISO là ưu tiên hàng đầu
+ Kế hoạch tiết kiệm năng lượng yêu cầu bởi ban lãnh đạo
– Đứng trên vai trò trưởng phòng sản xuất / Trưởng phòng cơ điện/ Quản lý phân xưởng
+ Cảm thấy lo lắng nếu cài đặt áp suất máy nén khí thấp hơn, các thiết bị truyền động có hoạt động chính xác?
+ Nếu áp suất cung cấp thấp hơn, hiệu quả công việc có bị ảnh hưởng?
Làm thế nào để cân bằng được hai mặt của một vấn đề này?
– Kiểm tra công suất điện: Bạn có biết về điện năng tiêu thụ cho hệ thống khí nén và các thiết bị khác?
– Kiểm tra các thiết bị của nhà máy: Bạn có biết hệ thống đường ống của nhà máy, thiết bị vận hành, áp suất cuối cùng?
– Biện pháp khắc phục: Nơi nào nên cải thiện? Cải thiện hết bao nhiêu? Mục tiêu đặt ra nên được thống nhất giữa hai bộ phận quản lý và phân xưởng.
– Tiến hành tiết kiệm năng lượng:
+ Thay thế máy nén khí phù hợp hơn, loại ít tốn điện năng tiệu thụ như dòng máy nén khí biến tần hoặc lưu lượng phù hợp,…
+ Cài đặt áp suất xả thấp hơn / Áp suất cuối cùng.
+ Giảm nhiệt độ hút của máy nén khí
+ Phân chia đường ống dẫn khí thành đường ống áp cao và áp thấp.
+ Cải thiện môi trường đặt máy chẳng hạn như thông gió phòng máy nhằm giảm nhiệt độ môi trường xung quanh xuống.
+ Tối ưu hóa kích thước đường ống và loại bỏ các đoạn ống bị rò rỉ.
+ Sử dụng bộ điều khiển đa chức năng.
+ Kiểm soát lưu lượng khí chính xác.
+ Theo dõi định kỳ để cải tiến.
Cách tiết kiệm năng lượng với từng loại máy nén khí
– Đối với máy nén khí trục vít và máy Piston: Dễ dàng cho việc tiết kiệm năng lượng. Nếu bạn giảm áp suất cài đặt cho máy xuống, lưu lượng khí sẽ tăng và điện năng tiêu thụ sẽ giảm.
– Đối với máy nén khí Turbo: Nếu áp suất giảm, lưu lượng khí tăng nhưng điện năng tiêu thụ không thay đổi đáng kể.
Trên đây là một vài chia sẻ của chúng tôi trong cương vị đại lý hãng máy nén khí Hitachi. Toàn bộ những kiến thức chia sẻ được lấy trực tiếp từ tài liệu của hãng Hitachi. Nếu bạn quan tâm và muốn tìm hiểu sâu hơn về các giải pháp tiết kiệm năng lượng sử dụng cho hệ thống khí nén, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ:
Có thể bạn quan tâm:
=> Cách tiết kiệm năng lượng khi sử dụng máy nén khí
=> Hướng dẫn cách xử lý sự cố thường gặp với máy nén khí
=> Cấu tạo máy nén khí từ A đến Z