Bạn đã từng gặp các lỗi dưới đây trong khi vận hành máy nén khí chưa?
Nó rất phổ biến. Tôi đã từng gặp rất nhiều lỗi này trong gần 10 năm làm dịch vụ máy nén khí.
Và tôi ở đây là để giúp bạn tránh những lỗi này.
1. Bỏ qua việc kiểm tra, bảo trì máy nén khí hàng ngày, hàng tuần
Tôi biết, có thể bạn không thực sự muốn có một chiếc máy nén khí… nhưng bạn cần khí nén. Đó là lý do, máy nén khí thưởng bị quên lãng cho đến khi có một vấn đề gì đó xảy ra liên quan đến máy.
Và lúc này, có thể không còn là một vấn đề nữa mà rất nhiều vấn đề phát sinh khác. Và dĩ nhiên, nếu bạn không kiểm tra và bảo trì máy nén khí hàng ngày, hàng tuần. Bạn chỉ có thể phát hiện ra nó khi đã quá muộn.
Chúng tôi khuyến khích bạn nên kiểm tra máy nén khí thường xuyên (hoặc ít nhất 2 lần một tuần) và check các hạng mục như khuyến cáo của nhà sản xuất.
2. Không ghi chép lịch sử vận hành máy nén khí
Lịch sử máy nén khí của bạn sẽ rất hữu ích khi máy nén khí gặp vấn đề.
Một ý tưởng hay là viết xuống các mốc kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng máy nén khí theo định kỳ, chẳng hạn như: kiểm tra, bảo dưỡng những hạng mục gì? Khi nào? Có bất kỳ vấn đề gì xảy ra với máy không? Vị trí xảy ra? Thời gian thay dầu? Phụ kiện?,…
Dưới đây là những mốc chính bạn cần lưu lại:
– Ngày/ Giờ
– Số giờ chạy (có tải/ không tải)
– Áp suất khí đầu ra
– Nhiệt độ môi trường xung quanh
– Nhiệt độ điểm sương của máy sấy khí
– Nước có được ngưng tụ và xả ra ngoài thông qua các bộ bẫy nước? Lượng nước là bao nhiêu?
– Khí nén có lẫn nước, dầu, bụi bẩn hay không?
Bạn hãy làm một danh sách, in nó ra và gắn kèm vào máy nén khí của mình. Bạn có thể thêm các trường tùy biến khác mà bạn thấy cần thiết phải lưu lại. Chẳng hạn như, nếu bạn sử dụng máy nén khí biến tần, bạn có thể thêm trường % tốc độ/ lưu lượng. Hãy điền vào đó các thông tin ít nhất 1 lần 1 tuần.
3. Không biết yêu cầu sử dụng khí nén thực tế
Đây là một vấn đề chính liên quan đến tiền.
Chúng ta phải mất rất nhiều tiền để nén khí, làm khô và sạch khí.
Và cách tốt nhất để tiết kiệm chi phí vào hệ thống khí nén của bạn là giảm áp suất làm việc cho máy.
Cứ giảm 1 bar áp suất làm việc, chúng ta có thể tiết kiệm được khoảng 200 triệu đồng mỗi năm.
Có phải bạn cần áp suất làm việc 7 bar?
Bạn có thực sự cần các bộ lọc nước, dầu, máy sấy khí,…?
Nó không phải chỉ là các vấn đề liên quan đến chi phí mua ban đầu. Ý tôi muốn nói, đó là cứ một một bộ lọc đều sẽ tạo ra độ tụt áp trong hệ thống. Và không có độ tụt áp này, bạn có thể cài đặt áp suất cho máy nén khí thấp hơn.
Bằng cách này, bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí vận hành!
=> Hướng dẫn cách cài đặt áp suất máy nén khí
4. Không có một kế hoạch ngăn chặn đẩy lùi sự cố máy nén khí
Thử tửng tượng sẽ thế nào nếu máy nén khí của bạn dừng hoạt động?
Bạn sẽ mất bao nhiêu giờ thiếu khí nén? Bạn sẽ mất bao nhiêu chi phí cho khoảng “thời gian chết” này?
Sẽ thế nào nếu máy nén khí của bạn bị hỏng nặng thay vì chỉ phải sửa chữa? Bạn có không gian và một vị trí kết nối để thuê máy nén khí?
Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh là: bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn và đẩy lùi các sự cố máy nén khí nếu như bạn được trang bị đủ kiến thức về nó.
Bạn biết đấy, một dịch vụ dù tốt đến thế nào cũng không thể xuất hiện ngay lập tức khi bạn cần. Do vậy, bạn cần được trang bị những kiến thức căn bản nhất để vận hành máy nén khí hiệu quả, thông suốt. Và với những sự cố nhỏ, bạn có thể tự xử lý được trước khi cần đến sự hỗ trợ của nhà cung cấp.
Chúng tôi có làm một chuỗi các bài viết chia sẻ về cách xử lý sự cố máy nén, bạn có thể tham khảo trực tiếp tại đây:
=> Xử lý các sự cố thường gặp với máy nén khí
Hãy chắc rằng bạn cũng sẽ hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động và chức năng của từng bộ phận trong máy nén khí. Điều này sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong việc vận hành máy nén khí hiệu quả và ở đỉnh cao.
=> Cấu tạo máy nén khí trục vít: chia sẻ từ A đến Z
Chúc bạn luôn có một hệ thống khí nén vận hành hiệu quả, tiết kiệm chi phí!