HOTLINE: 0975.225.465
Giỏ hàng
0 đ - 0 item

Nguyên nhân gây tụt áp trong hệ thống khí nén

Tụt áp là một thuật ngữ chuyên ngành dùng để chỉ việc giảm áp suất khí từ đầu xả của máy nén khí đến thiết bị sử dụng khí. Tụt áp xảy ra khi khí nén đi qua hệ thống xử lý và phân phối khí.

Một hệ thống khí nén chuẩn, độ tụt áp nên thấp hơn 10% áp suất xả của máy nén khí, đo từ bình chứa khí đến thiết bị sử dụng khí.

Nếu vượt quá 10% độ tụt áp thì đây chỉnh là kết quả của việc một hệ thống khí nén vận hành kém hiệu quả và điện năng tiêu thụ sẽ tốn rất nhiều.

Vì thế việc giảm thiểu độ chênh áp của tất cả các bộ phận trong hệ thống là một phần việc quan trọng để đem lại hiệu quả vận hành tốt hơn.

Các vấn đề phổ biến được khoanh vùng bao gồm: bộ làm mát, lọc tách dầu và van một chiều. Một nguyên tắc chung cho hệ thống trong dải áp suất 7 bar là: cứ 0,1 bar tụt áp khi ở áp suất xả ra, năng lượng tiêu thụ sẽ tăng lên bằng xấp xỉ 1% lưu lượng đầu ra.

Một vấn đề khác nữa là áp suất cài đặt cao hơn mức thực tế cần thiết. Khi đó lưu lượng khí sẽ giảm và lượng điện năng tiêu thụ sẽ cao hơn.

Vậy nguyên nhân gây ra tụt áp trong hệ thống khí nén là gì?

Bất kỳ loại tắc nghẽn, gồ ghề nào trong hệ thống cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng tụt áp. Trong hệ thống phân phối, độ tụt áp cao nhất thường được phát hiện tại điểm sử dụng.

Ở phía các thiết bị cung cấp của hệ thống, lọc tách dầu, bộ làm mát, bẫy nước ngưng tụ, máy sấy khí và các bộ lọc cũng có thể là nguyên nhân gây tụt áp đáng kể.

Độ tụt áp tối đa từ bên cung cấp đến điểm sử dụng sẽ xảy ra khi tỷ lệ lưu lượng khí nén và nhiệt độ cao nhất. Các bộ phận của hệ thống máy nén khí nên được lựa chọn dựa trên các điều kiện và các nhà sản xuất ra mỗi bộ phận của máy nén khí nên cung cấp các thông tin về độ tụt áp dưới từng điều kiện.

Khi mua phụ kiện hoặc thiết bị cho máy nén khí, bạn cần phải làm việc với nhà cung cấp của mình để hỏi rõ các thông số kỹ thuật về độ chênh áp và các đặc tính khác để đảm bảo các thông số này là tương thích.

Tối ưu hóa việc tụt áp trong hệ thống khí nén

Tối ưu hóa việc tụt áp đòi hỏi một hệ thống cần được thiết kế và bảo dưỡng theo chuẩn. Các bộ phận xử lý khí như bộ làm mát, bẫy nước, máy sấy khí, các bộ lọc được lựa chọn với độ tụt áp thấp nhất nhằm tối ưu các điều kiện vận hành.

Khi lắp đặt hệ thống cần nghiên cứu kỹ những lời khuyên, tư vấn và khuyến cáo của nhà sản xuất. Thêm vào đó, tham khảo một số cách dưới đây để giúp hệ thống khí nén của bạn giảm tụt áp:

– Lựa chọn đúng đơn vị phân phối hệ thống.

– Vận hành và bảo trì bộ lọc khí và thiết bị sấy để giảm thiểu ảnh hưởng của việc đọng nước làm ảnh hưởng đến hệ thống chẳng hạn như việc ăn mòn các đường ống dẫn khí.

– Lựa chọn bộ làm mát, bộ tách nước, máy sấy và các bộ lọc có độ tụt áp thấp nhất trong điều kiện đã được đánh giá.

– Giảm thiểu khoảng cách giữa thiết bị sử dụng khí và hệ thống phân phối. Hay nói cách khác, đầu chờ phân phối khí đến thiết bị sử dụng khí cuối cùng càng gần càng tốt.

– Mọi thiết bị thay thế đều phải tương thích với hệ thống khí nén đang sử dụng về mặt thông số kỹ thuật, độ chênh áp, hiệu suất vận hành,…

Hiện nay, một số đơn vị đã tìm đến giải pháp xử lý vấn đề tụt áp và không đáp ứng đủ khí cho hệ thống bằng cách tăng áp suất nén của máy nén khí hoặc bổ sung công suất máy nén. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên thực hiện điều này sau khi đã tìm các giải pháp thay thế khác như giảm áp suất làm việc của máy và lưu trữ khí nén. Các thiết bị nên được vận hành với áp suất ở mức thấp nhất nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu hoạt động sản xuất.

Tham khảo thêm bài viết:

=> Các sự cố thường gặp của máy nén khí và cách xử lý

=> Cách cài đặt áp suất máy nén khí

Tags:
Đăng ký nhận EBOOK miễn phí





    0975.225.465