Tuy nhiên, vị trí lắp đặt của các thiết bị này như thế nào được coi là chuẩn và tối ưu nhất cho một hệ thống khí nén? Bình chứa khí nên được lắp ở vị trí nào? Nó sẽ lắp trước máy sấy khí hay sau máy sấy khí để đạt được hiệu quả cao nhất? Chúng tôi sẽ cùng chia sẻ với bạn ưu và nhược điểm của từng mô hình lắp đặt máy nén khí dưới đây:
Ưu điểm khi lắp đặt bình chứa khí sau máy nén và trước máy sấy:
– Giữ được hiệu suất của máy sấy khí ổn định, do bình chứa khí giúp giảm nhiệt độ của khí nén. Đồng thời nó cũng giúp loại bỏ được một lượng nước ngưng tụ sau khi đi qua bình tích áp. Điều này giúp máy sấy khí nâng cao sự hoạt động ổn định.
– Máy nén khí điều khiển công suất tải hay không tải (Load-Unload) để đáp ứng theo lưu lượng khí tiêu thụ. Khi ở chế độ tải (load), công suất khí xả 100% nhưng khi trong chế độ không tải (unload) là 0%. Vì thế nếu máy sấy khí lắp đặt trước bình chứa khí, công suất của máy sấy khí là 100%.
Hạn chế khi lắp đặt bình tích áp giữa máy nén khí và máy sấy khí
– Trong trường hợp sử dụng bình chứa khí mà không có lớp bảo vệ chống rỉ sét thì khí nén sau khi qua máy nén khí không dầu có thể làm cho bình chứa khí bị rỉ sét và khí này sẽ tiếp tục đi qua máy sấy khí. Trường hợp này bộ phận trao đổi nhiệt và bộ xả nước tự động có thể sẽ bị nghẹt bởi các rỉ sét này. Vì vậy cần lắp thêm một vài bộ lọc thô cho máy sấy khí.
– Trong trường hợp lượng khí tiêu thụ vượt quá khả năng cung cấp của máy nén khí, bình chứa khí sẽ không còn thực hiện chức năng là bộ đệm bởi áp suất thất thoát trên các bộ lọc.
– Việc xả nước ngưng tụ trong bình chứa khí là thật sự rất cần thiết.
Ưu điểm:
– Việc xả nước ngưng tụ trong bình chứa khí thì không cần thiết. Tuy nhiên, việc kiểm tra định kỳ là cần thiết.
Hạn chế:
– Công suất của máy sấy khí luôn là 100% vì thế máy sấy khí luôn trong tình trạng hoạt động hết công suất. Bạn nên lựa chọn máy sấy khí có dụng lượng lớn hơn 1 hoặc 2 lần. Chúng tôi đề nghị nên lắp đặt một vài loại bộ tách nước ngưng tụ trước máy sấy khí.
– Trong trường hợp lưu lượng khí tiêu thụ vượt quá công suất của máy nén khí, bình chứa khí sẽ không thực hiện chức năng là bộ đệm khi áp suất bị thất thoát trên các bộ lọc.
Ưu điểm:
– Trong trường hợp lượng khí tiêu thụ vượt quá công suất của máy nén khí, nếu bình chứa khí có dung tích thích hợp thì bình chứa khí sẽ thực hiện chức năng là bộ đệm.
– Việc xả nước ngưng tụ trong bình chứa khí là không cần thiết. Tuy nhiên, việc kiểm tra định kỳ là cần thiết.
Hạn chế:
– Công suất của máy sấy khí luôn là 100% vì thế máy sấy khí luôn trong tình trạng hoạt động hết công suất. Bạn nên lựa chọn máy sấy khí có dụng lượng lớn hơn 1 hoặc 2 lần. Chúng tôi đề nghị nên lắp đặt một vài loại bộ tách nước ngưng tụ trước máy sấy khí.
– Trong trường hợp áp suất thất thoát trên các bộ lọc trong mức cho phép, việc điều khiển công suất sẽ liên tục phải điều chỉnh.
Trường hợp 1: Bình chứa khí ở giữa máy nén khí và máy sấy khí
Hệ thống này thích hợp cho yêu cầu sau đây:
– Khách hàng muốn dùng chế độ tiết kiệm năng lượng 100% cho máy sấy khí.
– Khách hàng muốn máy sấy khí hoạt động ổn định trong mọi trường hợp.
– Lượng khí tiêu thụ không bất thình lình có sự thay đổi lớn và không có yêu cầu lưu lượng khí nén quá công suất của máy.
Ưu điểm:
– Liên quan đến vấn đề kết hợp các máy nén khí và điều khiển các máy sấy khí, một máy nén khí và một máy sấy khí trở thành tổ máy trong trạng thái chờ sẵn sàng hoạt động. Ngay cả nếu máy nén khí số 1 và máy sấy số 3 bị hỏng tại cùng một thời điểm, hai tổ hợp máy còn lại vẫn cung cấp được khí nén.
– Chi phí khởi tạo và không gian lắp đặt được tiết kiệm bởi vì chỉ có một bình chứa khí.
Hạn chế:
– Việc đồng bộ giữa máy nén và máy sấy khí sẽ rất khó. Vì thế khí nén bị ẩm ướt sẽ có thể đi được sử dụng khi một máy sấy khí bị hư hỏng.
– Tùy thuộc vào hệ thống đường ống, có thể có khả năng lưu lượng khí nén đi qua máy sấy khí không cân bằng.
Trường hợp 2: Bình chứa khí ở giữa máy nén khí và máy sấy khí
Hệ thống này thích hợp cho các yêu cầu sau:
– Ngăn ngừa khí nén ẩm ướt được đưa ra dùng, khách hàng muốn kết hợp đồng bộ giữa máy nén khí và máy sấy khí.
– Khách hàng muốn giảm số lần bảo trì bảo dưỡng máy nén khí chẳng hạn như việc xả nước ngưng tụ ra khỏi bồn chứa khí.
– Lượng khí tiêu thụ không bất thình lình có sự thay đổi lớn và không yêu cầu lưu lượng khí nén quá công suất của máy
Ưu điểm:
– Việc đồng bộ giữa máy nén và máy sấy dễ dàng.
– Việc đồng bộ: một máy sấy bị hư hỏng thì máy nén phía trước nó sẽ tự động dừng. Và nếu như máy sấy không hoạt động thì máy nén cũng sẽ không thể hoạt động. Việc chỉnh sửa máy nén và máy sấy cho đồng bộ với nhau là cần thiết.
– Chi phí khởi tạo và lắp đặt có thể được tiết kiệm bởi có một bình chứa khí.
Hạn chế:
– Máy nén khí và máy sấy khí là một, việc kết hợp lại giữa máy nén và máy sấy là không thể.
– Bình chứa khí nên lắp đặt gần bên máy nén khí. Nếu có điều kiện thì nên sử dụng hai bình chứa khí, một bình chứa khí ướt lắp ngay sau máy nén khí và một bình chứa khí khô lắp sau máy sấy khí. Điều này sẽ tránh được việc tụt áp. Còn nếu chỉ sử dụng một bình tích áp trong hệ thống thì nên lắp đặt bình ngay sau máy nén khí.
Tham khảo thêm bài viết:
=> Sơ đồ lắp đặt hệ thống máy nén khí chuẩn
=> Tư vấn, thiết kế, thi công nhà xưởng và lắp đặt hệ thống khí nén
Quá nhiệt hay còn gọi là nhiệt độ cao là một trong những sự cố…
Sử dụng hướng dẫn dưới đây để đảm bảo hệ thống khí nén của bạn…
Máy nén khí là một bộ phận quan trọng trong hoạt động sản xuất. Bạn…
Thay thế phớt chặn dầu không quá khó, tuy nhiên nếu bạn thao tác không…
Tại sao máy nén khí trục vít lại có chế độ chạy không tải, nó…
Trong phần trước chúng tôi đã chia sẻ với các bạn đầy đủ các kiến…