Van điện từ đóng mở tải máy nén khí tên tiếng anh là loading and unloading sonenoid valve. Van này làm chức năng đóng mở cổ hút. Khi van hút mở, khí sẽ được hút vào, máy lúc này chạy ở chế độ có tải và khi van hút đóng, khí sẽ không hút vào nữa, máy lúc này chuyển sang chế độ không tải.
Van điện từ có tải thường được đặt trực tiếp trên van hút. Nếu nó không gắn kết trên van hút thì sẽ có một đường ống mềm đi từ van hút đến van điện từ. Mặt kia của van điện từ, một ống mềm chạy về phía bình dầu.
Một van điện từ gồm 2 phần: cuộn dây dẫn và van lắp ráp. Nói cách khác: một phần là điện còn một phần là cơ.
Phần van cơ được làm kín và có 1 đầu vào, 1 đầu ra.
Khi điện được cung cấp, một từ trường được tạo ra. Từ trường này sẽ đẩy mở van.
Một số loại van điện từ khác, thường có một lỗ thông hơi đặt tại vị trí trên van. Lỗ này kết nối với đầu ra của van điện từ khi van điện từ đóng.
Có hai vấn đề chính thường xảy ra với van điện từ đó là:
– Cuộn dây dẫn bị cháy
– Van bẩn và tắc nghẹt
Cũng có một số vấn đề khác nữa xảy ra với van điện từ chẳng hạn như kết nối lỏng lẻo, đứt dây dẫn bên trong,…
Với van bẩn, đôi khi van có thể sẽ không mở. Đôi khi van mở nhưng do van bẩn nên không có khí nén đi qua đó.
Với van điện từ, luôn phân biệt vấn đề nằm ở phần điện hay phần cơ. Chúng tôi thường kiểm tra chức năng phần cơ trước bởi đó là phần dễ kiểm tra nhất mà không cần tháo dỡ van.
Khi điện áp được cung cấp đến van, bạn sẽ nghe thấy một tiếng “click” nhỏ. Bạn có thể cung cấp điện áp đến van điện từ bằng việc bật từ chế độ không tải sang có tải. Mỗi khi bạn bật từ chế độ có tải sang không tải, bạn sẽ nghe thấy tiếng “click”. Đó là bước đầu tiên bạn nên thực hiện.
Nếu bạn không nghe thấy tiếng click, lúc này lỗi có thể nằm ở phần cơ hoặc vấn đề điện: có thể từ trường được tạo nhưng van bị nghẹt. Hoặc cũng có thể đơn giản là từ trường không được tạo.
Cách dễ nhất là kiểm tra nếu một từ trường được tạo là để một thanh kim loại lên trên của van điện từ. Bạn sẽ cảm thấy nó “stick” đến van bởi vì có từ trường. Không hẳn đúng trong mọi trường hợp nhưng đa phần là thế.
Nếu cuộn dây điện bị cháy, bạn có thể thay thế chúng mà không cần thay thế cả cụm van hoặc tháo dỡ chúng.
Nếu van bị bẩn hoặc bị tắc, bạn cần tháo van và mở nó ra.
Có một chiếc màng van bên trong được kết nối bằng một thanh kim loại. Màng van này có thể bị rách nát hoặc bị khô. Nó cũng có thể bị bẩn hoặc đơn giản là không có khí thổi qua. Trong trường hợp này vệ sinh có thể xử lý được.
Nếu nó vẫn không hoạt động, bạn cần thay thế van mới. Nếu bạn không có sẵn loại van đó, bạn có thể sử dụng một chiếc van điện từ chức năng tương đương (thường đóng hoặc thường mở, với một lỗ thông hơi). Bạn cũng cần chắc rằng cuộn dây dẫn có điện áp giống (thường là 12 hoặc 24 vôn).
Nếu bạn có một chiếc van thay thế tương đương nhưng cuộn dây khác điện áp, bạn chỉ cần thay thế phần van cơ và giữ nguyên phần cuộn dây dẫn.
Van điện từ đóng tải thường được sử dụng để thông khí khi máy nén khí chạy không tải. Máy nén sẽ luôn hút một ít khí thậm chỉ kể cả khi nó chạy ở chế độ không tải. Khí này được thoát ra ngoài khí quyển.
Toàn bộ nguyên lý hoạt động, cách kiểm tra, sửa chữa, thay thế tương tự như van điện từ có tải nên bạn có thể tham khảo trực tiếp những chia sẻ bên trên.
Nếu bạn cần hỗ trợ thêm bất kỳ vấn đề kỹ thuật nào liên quan đến van điện từ đóng mở tải máy nén khí, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được phục vụ:
Bạn đang xem bài viết: Van điện từ đóng mở tải máy nén khí: cấu tạo, chức năng và nguyên lý hoạt động
Có thể bạn quan tâm:
=> Cung cấp van điện từ máy nén khí
Quá nhiệt hay còn gọi là nhiệt độ cao là một trong những sự cố…
Sử dụng hướng dẫn dưới đây để đảm bảo hệ thống khí nén của bạn…
Máy nén khí là một bộ phận quan trọng trong hoạt động sản xuất. Bạn…
Thay thế phớt chặn dầu không quá khó, tuy nhiên nếu bạn thao tác không…
Tại sao máy nén khí trục vít lại có chế độ chạy không tải, nó…
Trong phần trước chúng tôi đã chia sẻ với các bạn đầy đủ các kiến…