Công ty TNHH thiết bị và dịch vụ công nghiệp 3D Toàn Cầu hiện đang là đại lý phân phối dòng máy nén khí Hitachi. Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi sẽ chia sẻ về cách lắp đặt hệ thống máy nén khí Hitachi chuẩn. Không chỉ ứng dụng với hệ thống khí nén của Hitachi mà mô hình này còn được ứng dụng khi lắp đặt cho mọi loại máy nén khí trục vít khác.
Máy nén khí → Bình chứa khí → Máy sấy khí → Bộ lọc
Lưu ý lắp đặt hệ thống máy nén khí:
– Bình chứa khí nên lắp đặt gần bên máy nén khí. Nếu có điều kiện thì nên sử dụng hai bình chứa khí, một bình chứa khí ướt lắp ngay sau máy nén khí và một bình chứa khí khô lắp sau máy sấy khí. Điều này sẽ tránh được việc tụt áp. Còn nếu chỉ sử dụng một bình tích áp trong hệ thống thì nên lắp đặt bình ngay sau máy nén khí.
– Máy sấy khí nên lắp đặt sau bình chứa khí, mục đích là để giảm tiêu hao áp suất từ máy nén khí.
– Để tránh tình trạng bộ lọc khí bị nghẹt bởi độ ẩm và nước có trong khí nén, bộ lọc khí nên được lắp đặt sau máy sấy khí.
Khi bộ lọc thô được lắp đặt trước máy sấy khí, chúng ta nên chọn bộ lọc có độ tinh lọc từ 3 đến 5 micron.
Các bộ lọc phải đặc lắp đặt sau máy sấy khí tác nhân lạnh để tránh tình trạng bộ lọc bị nghẹt bởi độ ẩm và nước có trong khí nén như chúng tôi đã đề cập bên trên.
Máy nén khí → Bình chứa khí → Lọc thô → Máy sấy khí hấp thụ → Lọc tinh
Lưu ý:
– Máy sấy khí hấp thụ nên dùng chung với máy nén khí không dầu.
– Nên chọn bình chứa khí có dung tích phù hợp và lắp đặt trước máy sấy khí hấp thụ.
– Để tránh máy sấy khí hấp thụ bị lỗi bởi hơi nước và độ ẩm, bộ lọc thô nên được lắp đặt trước máy sấy khí này. Nên lắp đặt thêm cả bộ bẫy nước.
– Để ngăn bụi của máy sấy khí hấp thụ đi vào khí nén sau khi được làm khô, bộ lọc tinh nên được lắp đặt sau máy sấy khí này.
Mô hình 1:
Mô hình 2:
Mô hình lắp đặt này sai dở một số điểm:
– Máy sấy khí hấp thụ lắp đặt trước bình chứa khí.
– Van an toàn có thể bị nổ bởi vì hệ thống này không xem xét đến việc tổn hao khí.
– Khi áp suất trong bình tích áp đủ, máy nén khí thường sẽ chạy không tải (unloading) nhưng máy sấy khí hấp thụ vẫn tiếp tục dùng khí nén để sử dụng bên trong mục đích là để áp suất đầu ra của máy sấy giảm từ từ. Trong trường hợp này, bộ điều khiển trung tâm (MR) đưa tín hiệu yêu cầu chạy ở chế độ có tải tới các máy nén khí, có khả năng áp suất sẽ giảm bởi vì áp suất tổn hao trên máy sấy khí.
Việc lắp đặt hệ thống khí nén chuẩn theo quy định sẽ giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ cho toàn hệ thống, giảm hư hỏng và sự cố cho thiết bị đồng thời nâng cao hiệu suất vận hành cho máy. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc lắp đặt máy nén khí hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn, thiết kế, thi công và lắp đặt hệ thống khí nén, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được phục vụ:
Có thể bạn quan tâm:
=> Cách thông gió và giảm nhiệt cho phòng máy nén khí
=> Tư vấn, thiết kế, thi công nhà xưởng và lắp đặt hệ thống khí nén
Quá nhiệt hay còn gọi là nhiệt độ cao là một trong những sự cố…
Sử dụng hướng dẫn dưới đây để đảm bảo hệ thống khí nén của bạn…
Máy nén khí là một bộ phận quan trọng trong hoạt động sản xuất. Bạn…
Thay thế phớt chặn dầu không quá khó, tuy nhiên nếu bạn thao tác không…
Tại sao máy nén khí trục vít lại có chế độ chạy không tải, nó…
Trong phần trước chúng tôi đã chia sẻ với các bạn đầy đủ các kiến…