Phải Làm Gì Khi Máy Nén Khí Không Lên Hơi?

Sử dụng hướng dẫn dưới đây để đảm bảo hệ thống khí nén của bạn đủ áp cho tất cả các ứng dụng cần thiết sử dụng khí nén.

Nhìn chung các hệ thống khí nén sử dụng áp suất thông thường là từ 7-10 bar. Tất cả các máy nén khí nên được điều chỉnh phù hợp với các ứng dụng cần dùng khí. Tuy nhiên, bạn cần luôn nhớ một quy tắc đó là khi áp suất tăng thì lưu lượng giảm và ngược lại khi áp suấp giảm thì lưu lượng tăng. Và áp suất càng cao thì điện năng tiêu thụ càng lớn.

Khi hệ thống khí nén của bạn không tạo ra đủ áp suất cho các ứng dụng thì nó sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động của bạn. Việc thiếu áp suất có thể làm cho máy nén khí của bạn phải hoạt động liên tục và không ngừng nghỉ.

Một máy nén được bảo dưỡng kém và không đủ thông gió giải nhiệt có thể khiến nó tắt do quá nóng. Trong trường hợp động cơ một pha, tụ điện khởi động và chạy của động cơ cũng có thể quá nóng và hỏng…

Để tối đa hóa hiệu quả hoạt động và tiết kiệm năng lượng trong khi bảo vệ máy của bạn khỏi hư hỏng, điều quan trọng nhất là phải biết định nhu cầu sử dụng khí nén của hệ thống của bạn nên được duy trì ở ấp suất bao nhiêu. Và các khắc phục sự cố trong trường hợp áp suất của bạn giảm hoặc thấp hơn áp suất sử dụng mong muốn (bar).

Dưới đây là 7 nguyên nhân khiến cho máy nén khí không lên hơi mà bạn có thể xem xét để loại trừ dần:

1. KIỂM TRA MÁY LÚC BƠM HƠI

Bạn cần xả hết khí trong bình chứa khí ra, sau đó đóng van xả khí và ghi lại khoảng thời gian cần thiết để máy nén khí của bạn đạt mức áp suất mong muốn.

Tuy nhiên, áp suất tối đa của máy sẽ khác nhau tùy theo từng kiểu máy. Vì vậy nếu bạn không chắc chắn về cài đặt áp suất giới hạn của mình hoặc khung thời gian nhất định để đạt đế mức áp suất nhất định, hãy tham khảo ý kiến nhà phân phối.

2. GIỮ GÌN VÀ ĐẢM BẢO CÁC BỘ LỌC SẠCH SẼ

Trước tiên, hãy kiểm tra bộ lọc khí đầu vào của bạn. Bạn hãy đảm bảo nó sạch sẽ và không có các mảnh vụ và tạp chất tích tụ làm nghẹt.

Tiến hành bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo tất cả các bộ lọc trên máy nén khí của bạn được sạch sẽ. Thay thế các bộ lọc thường xuyên theo khuyến nghị của nhà sản xuất hoặc dựa trên môi trường vận hành máy của bạn.

3. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU SỬ DỤNG KHÍ VÀ KIỂM TRA RÒ RỈ

Bước đầu tiên và đơn giản nhất là đảm bảo cài đặt nhu cầu sử dụng khí của bạn được điều chỉnh ở mức thích hợp và kiểm tra các rò rỉ tiền ẩn. Rò rỉ là nguyên nhân hàng đầu gây ra tổn thất năng lượng, khí nén và làm cho hệ thống hoạt động kém hiệu quả. Các hệ thống khí nén không có quy trình quản lý rò rỉ hiệu quả sẽ mất trung bình từ 30% đến 50% tổng sản lượng khí nén rò rỉ.

Bạn cũng cần kiểm tra bình chứa khí của bạn và thay thế bình mới nếu phát hiện các rò rỉ. Đảm bảo các phụ kiện đường ống dẫn khí được vặn chặt thích hợp. Đặc biệt các phần liên quan đến khớp nối.

=> Xem thêm: 5 lý do bạn nên kiểm định lại hệ thống khí nén

4. KIỂM TRA TẤT CẢ CÁC VAN TRONG HỆ THỐNG KHÍ NÉN

Bước tiếp theo trong việc khắc phục sự cố hệ thống khí nén không đủ áp suất là kiểm tra các van của máy. Đảm bảo rằng van đầu vào có thể mở hoàn tàn và van xả ở đáy bình chứa khí được đóng chặt.

Đánh giá xem dầu có bị rò rỉ bằng cách mở van xả. Mặc dù các hệ thống khí nén có dầu đều ít nhiều có một tỉ lệ dầu trong khí nén nhất định, nhưng lượng dầu ở trong bình chứa khí phải ở mức tối thiểu. Mức dầu mang theo cao sẽ ngăn cản khả năng tạo áp suất của máy nén khí.

Sau khi kiểm tra van đầu vào và van xả, hãy đảm bảo van an toàn không bị rò rỉ hoặc gặp bất kỳ sự cố nào. Điều này đặc biệt quan trọng vì van an toàn mở ra để giảm áp suất khí dư thừa trong trường hợp công tắc áp suất không ngắt máy nén khí ở áp suất ngắt. Sự cố với van an toàn có thể ảnh hửng đến khả năng đạt được áp suất mong muốn của máy.

Lý do phổ biến nhất đằng sau việc máy nén khí piston không đạt đủ hơi là van nạp hoặc van xả bị hỏng. Bạn cần tháo van ra kiểm tra xem các lá gioăng trên mặt van có bị rách không để quyết định phương án xử lý.

5. KIỂM TRA DÂY ĐAI MÁY NÉN KHÍ

Nếu máy nén khí của bạn dẫn động dây đai, dây đai hoặc puli bị hỏng cũng là nguyên nhân gây ra áp suất thấp. Để kiểm tra dây curoa, hãy đảm bảo máy nén khí của bạn đã được tắt và ngắt nguồn điện.

=> Xem thêm: Hướng dẫn cách căn chỉnh dây đai máy nén khí

6. KIỂM TRA CÁC GIOĂNG ĐỆM MÁY NÉN KHÍ

Trong các xi lanh, van, lọc đường ống,… một số loại sẽ có chứa các oring làm kín. Bạn hãy kiểm tra xem các oring đó có bị mòn hoặc bị rò rỉ khí không. Nếu nó hỏng, hãy thay thế để khắc phục rò rỉ khí.

7. KIỂM TRA BỘ LỌC TÁCH DẦU KHÍ CỦA MÁY

Bạn hãy kiểm tra mức độ chênh áp qua bộ lọc tách dầu khí. Nếu lọc tách dầu khi đã bẩn hoặc tắc nghẹt, nó có thể ngăn cản quá trình tách dầu và khí, làm giảm lưu lượng khí qua bộ lọc và áp suất hơi sẽ yếu hơn. Do đó hãy đảm bảo thay thế lọc tách dầu và làm bảo dưỡng cho máy nén khí đúng định kỳ.

=> Tham khảo thêm: Lọc tách dầu máy nén khí: chức năng, cơ chế hoạt động và cách nhận biết lọc tách dầu hư hỏng

admin

Recent Posts

Xử Lý Lỗi Quá Nhiệt Máy Nén Khí Buma

Quá nhiệt hay còn gọi là nhiệt độ cao là một trong những sự cố…

3 năm ago

5 Lý Do Bạn Nên Kiểm Định Hệ Thống Khí Nén

Máy nén khí là một bộ phận quan trọng trong hoạt động sản xuất. Bạn…

4 năm ago

Quy Trình Thay Phớt Chặn Dầu Máy Nén Khí

Thay thế phớt chặn dầu không quá khó, tuy nhiên nếu bạn thao tác không…

4 năm ago

Tại Sao Máy Nén Khí Chạy Không Tải (Unload Running)

Tại sao máy nén khí trục vít lại có chế độ chạy không tải, nó…

4 năm ago

Hướng Dẫn Cách Bảo Dưỡng Máy Nén Khí Di Dộng

Trong phần trước chúng tôi đã chia sẻ với các bạn đầy đủ các kiến…

4 năm ago

Motor Máy Nén Khí Bị Cháy: Nguyên Nhân & Cách Xử Lý

Motor máy nén khí bị cháy là một trong những sự cố rất thường gặp…

4 năm ago