Tin tức máy nén khí

Nên lựa chọn máy nén khí giải nhiệt gió hay máy nén khí giải nhiệt nước?

Bên cạnh các thông số như lưu lượng, áp suất làm việc của máy nén khí thì một trong những vấn đề chúng ta cần cân nhắc đó là nên chọn máy nén khí giải nhiệt gió hay máy nén khí giải nhiệt nước? Với mỗi phương thức giải nhiệt sẽ có ưu điểm và hạn chế gì?

Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn để giúp bạn đưa ra được một quyết định chuẩn xác nhất cho hệ thống khí nén của mình.

1. Máy nén khí giải nhiệt gió

Máy nén khí giải nhiệt bằng gió hay còn gọi là máy nén khí làm mát bằng gió, điều này có nghĩa là máy được thiết kế sử dụng quạt gió đẩy làm mát trực tiếp thổi qua đầu nén hoặc qua két tản nhiệt trên bộ két tản nhiệt nhằm giảm nhiệt độ của dầu hoặc khí. Nhờ đó mà giúp cho nhiệt độ của máy nén khí luôn ở trong giới hạn nhiệt độ quy định của máy.

Mô phỏng hình ảnh máy nén khí sử dụng phương pháp giải nhiệt gió để làm mát dầu và khí

Ưu điểm của phương pháp giải nhiệt gió máy nén khí:

– Cấu tạo máy gọn nhẹ, có tính cơ động cao

– Không cần thiết kế hệ thống dẫn nước và làm mát bằng nước, ít tốn kém chi phí hơn khi thiết kế ban đầu.

– Dễ dàng vệ sinh bộ giải nhiệt khi bộ giải nhiệt bị bám bẩn hoặc keo dầu. Chi phí vệ sinh, xúc rửa bộ két giải nhiệt cũng ít tốn kém hơn so với máy nén khí giải nhiệt nước.

– Thích hợp với những môi trường nhiệt độ mát mẻ và ít bụi bẩn.

Hạn chế của phương pháp giải nhiệt gió máy nén khí:

– Nhiệt độ của máy nén khí dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường xung quanh. Với những môi trường có nhiệt độ cao, bạn cần phải thiết kế kèm theo một hệ thống thông gió, giải nhiệt cho phòng máy nén khí.

2. Máy nén khí giải nhiệt nước

Với những máy nén khí được thiết kế giải nhiệt bằng nước thì nước sẽ được bơm tuần hoàn qua các ống sinh hàn. Trong các ống sinh hàn có chứa các ống đồng là nơi mà dầu và khí tuần hoàn qua và nhờ đó giúp giảm nhiệt độ cho máy nén khí trong quá trình máy nén khí vận hành sinh nhiệt.

Máy nén khí giải nhiệt bằng nước luôn yêu cầu phải có hệ thống bơm và bồn nước tuần hoàn làm mát đi theo máy.

Hình ảnh bộ giải nhiệt nước được tháo dời khỏi máy
Mô phỏng nguyên lý hoạt động của bộ làm mát bằng nước

Ưu điểm của phương pháp giải nhiệt nước máy nén khí:

– Ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ phòng máy hay nhiệt độ môi trường xung quanh.

– Thích hợp với những môi trường đặt máy nhiệt độ cao, nhiều bụi bẩn.

– Tần suất vệ sinh két giải nhiệt thấp.

Hạn chế của phương pháp giải nhiệt nước máy nén khí:

– Máy nén khí giải nhiệt nước cồng kềnh hơn máy nén khí giải nhiệt gió do máy nén khí làm mát bằng nước luôn yêu cầu phải có hệ thống bơm và bồn nước tuần hoàn làm mát đi theo máy.

– Nếu chất lượng nước xấu, chi phí tẩy rửa đường ống và két giải nhiệt cao.

Như vậy, việc quyết định lựa chọn máy nén khí giải nhiệt gió hay máy nén khí giải nhiệt nước phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố môi trường đặt máy và điều kiện lắp đặt. Nếu môi trường đặt máy nhiệt độ cao và nhiều bụi bẩn thì phương thức giải nhiệt nước được xem là tối ưu hơn.

Thêm nữa, với các máy nén khí công suất nhỏ (thường từ 20HP-100HP), máy nén khí giải nhiệt gió thường được sử dụng phổ biến hơn. Với các máy nén khí cỡ lớn thì thường được sử dụng máy nén khí giải nhiệt nước bởi việc thiết kế đường nước cho máy nén khí kéo theo một hệ thống xử lý khá phức tạp sau đó.

Tham khảo thêm lời khuyên từ các chuyên gia trực tiếp tư vấn, thiết kế và lắp đặt hệ thống máy nén khí giúp nhà máy của bạn để có lựa chọn phù hợp nhất.

Có thể bạn quan tâm:

=> Dịch vụ vệ sinh két làm mát máy nén khí: két làm mát gió và két làm mát nước

=> Hướng dẫn cách vệ sinh két giải nhiệt máy nén khí đúng cách

=> Thiết kế và sản xuất bộ két giải nhiệt máy nén khí theo yêu cầu

admin

Recent Posts

Xử Lý Lỗi Quá Nhiệt Máy Nén Khí Buma

Quá nhiệt hay còn gọi là nhiệt độ cao là một trong những sự cố…

3 năm ago

Phải Làm Gì Khi Máy Nén Khí Không Lên Hơi?

Sử dụng hướng dẫn dưới đây để đảm bảo hệ thống khí nén của bạn…

4 năm ago

5 Lý Do Bạn Nên Kiểm Định Hệ Thống Khí Nén

Máy nén khí là một bộ phận quan trọng trong hoạt động sản xuất. Bạn…

4 năm ago

Quy Trình Thay Phớt Chặn Dầu Máy Nén Khí

Thay thế phớt chặn dầu không quá khó, tuy nhiên nếu bạn thao tác không…

4 năm ago

Tại Sao Máy Nén Khí Chạy Không Tải (Unload Running)

Tại sao máy nén khí trục vít lại có chế độ chạy không tải, nó…

4 năm ago

Hướng Dẫn Cách Bảo Dưỡng Máy Nén Khí Di Dộng

Trong phần trước chúng tôi đã chia sẻ với các bạn đầy đủ các kiến…

4 năm ago