Máy sấy khí có tác dụng ngăn chặn bụi bẩn và loại bỏ nước có trong khí nén. Vậy máy sấy khí thường được lắp ở vị trí nào trong hệ thống khí nén?
Dưới đây là một trong những mô hình lắp đặt hệ thống khí nén theo chuẩn: Máy nén khí → Bình chứa khí → Máy sấy khí → Các bộ lọc.
Như chúng ta đều biết, khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Do đó, độ ẩm trong không khí thường rất cao nhất là về mùa xuân hoặc những hôm thời tiết nồm nhiều.
Bình thường một máy nén khí hút vào 20 lít khí mỗi giây, và cung cấp 24 lít nước mỗi ngày. Khoảng 15 lít nước trong số đó được loại bỏ bằng bộ Aftercooler. 7 lít nước được loại bỏ bằng máy sấy (loại tác nhân lạnh).
Bởi vì nó dùng để sấy khô khí nén. Khí nén sau khi dời khỏi máy nén khí vẫn còn rất nhiều nước trong đó. Và nước này nếu đi vào thiết bị sử dụng khí cuối cùng sẽ làm cho thiết bị nhanh chóng xuống cấp, hư hỏng thiết bị và sản phẩm.
Máy nén hút rất nhiều khí vào trong quá trình nén, và trong không khí đi vào có rất nhiều hơi ẩm. Trong khi đó khí thì được nén, còn nước thì không.
Khí nóng thì lại chứa nhiều nước hơn khí lạnh. Khi không khí đi vào máy nén, nó rất nóng. Nóng và ẩm. Và trong không khí lúc này có chứa rất nhiều nước.
Chúng ta chỉ muốn sử dụng khí nén khô và không muốn lượng nước này đi vào hệ thống. Do đó, chúng ta cần những thiết bị xử lý khí để tách nước. Máy sấy khí là một phần quan trọng của hệ thống khí nén giúp tách hơi ẩm ra khỏi khí nén hiệu quả.
Có hai loại máy sấy khí được dùng cho hệ thống khí nén đó là máy sấy khí tác nhân lạnh và máy sấy khí hấp thụ. Trong đó, máy sấy khí tác nhân lạnh được sử dụng phổ biến nhất và sử dụng cho hầu hết mọi hệ thống khí nén. Còn máy sấy khí hấp thụ được sử dụng cho những hệ thống yêu cầu khí đầu ra sạch hơi nước, dầu và các tạp chất.
Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về hai loại máy sấy khí này thông qua bài viết dưới đây:
Có một vài điểm nhấn sau đây bạn cần lưu ý khi mua một máy sấy khí tác nhân lạnh:
– Áp suất làm việc tối đa. Áp suất làm việc tối đa của máy sấy phải giống hoặc cao hơn máy nén.
– Lưu lượng làm việc tối đa. Lưu lượng làm việc tối đa qua máy sấy khí phải cao hơn lưu lượng của máy nén khí. Nếu bạn chọn máy sấy khí có lưu lượng nhỏ hơn máy nén, nó sẽ gây ra hậu quả tụt áp lớn vượt quá máy sấy (bởi vì khí gặp khó khăn trong quá trình lưu chuyển). Và chính vì thế, bạn cần cài đặt áp suất máy nén cao hơn để bù đắp cho sự tụt áp. Mà áp suất làm việc cao nghĩa là năng lượng tiêu thị cao hơn và bạn sẽ phải trả nhiều tiền điện hơn. Thêm nữa máy sấy có thể không đạt được nhiệt độ điểm sương mong muốn.
– Nhiệt độ đầu vào. Máy sấy khí có nhiệt độ đầu vào tối đa được xác định. Nếu nhiệt độ này quá cao so với mức quy định, nó có thể phá hủy các bộ phận của máy nén hoặc máy sấy không đủ lưu lượng để đạt được điểm sương mong muốn. Một số máy nén có tích hợp bộ làm mát trong để khí nén dao động ở mức 40 độ C. Không có bộ làm mát trong, nhiệt độ khí nén có thể lên đến 80 độ C hoặc cao hơn. Bạn hãy kiểm tra nhiệt độ đầu ra của máy nén, nó có nóng không? Có nhiều loại máy sấy khí nhiệt độ đầu vào được thiết kế cao để phù hợp với nhiệt độ khí nóng này.
– Nhiệt độ bên ngoài phòng máy. Bạn có đặt máy sấy khí trong phòng nóng không? Có thể máy sấy sẽ quá nóng và tự tắt. Do đó, bạn cần xem nhiệt độ tối đa trong phòng máy của bạn là bao nhiêu (vào mùa hè) để quyết định mua loại máy sấy khí phù hợp.
Hiện nay, hầu hết khi mua máy nén khí, nhà cung cấp sẽ cấp cho bạn kèm theo cả một hệ thống. Dù bạn mua theo hệ thống hay mua riêng máy sấy khí, bạn cũng cần lưu ý những thông tin trên để tìm được một chiếc máy sấy khí phù hợp nhất.
Tham khảo thêm bài viết:
=> Tại sao cần lắp đặt máy sấy khí? Làm thế nào để loại bỏ nước có trong khí nén?
=> Đại lý phân phối máy sấy khí Orion tốt nhất miền Bắc
=> Dịch vụ tư vấn thiết kế, thi công nhà xưởng và lắp đặt hệ thống khí nén
Quá nhiệt hay còn gọi là nhiệt độ cao là một trong những sự cố…
Sử dụng hướng dẫn dưới đây để đảm bảo hệ thống khí nén của bạn…
Máy nén khí là một bộ phận quan trọng trong hoạt động sản xuất. Bạn…
Thay thế phớt chặn dầu không quá khó, tuy nhiên nếu bạn thao tác không…
Tại sao máy nén khí trục vít lại có chế độ chạy không tải, nó…
Trong phần trước chúng tôi đã chia sẻ với các bạn đầy đủ các kiến…