Thực tế, bạn không cần phải sử dụng loại ống quá to và bạn cũng không muốn gặp rắc rối với các ống dẫn khí quá nhỏ. Vì thế hãy để chúng tôi tìm giúp bạn kích cỡ đường ống dẫn khí tốt nhất cho hệ thống khí nén của bạn.
Lưu lượng khí qua các đường ống dẫn khí sẽ luôn luôn có sự tổn hao hay còn gọi là tụt áp. Điều này nghĩa là gì? Bạn sẽ bị mất áp suất trong quá trình vận chuyển khí đến thiết bị sử dụng cuối cùng.
Ví dụ: nếu bạn cái đặt áp suất ở mức 7 bar. Khoảng cách từ máy nén khí đến thiết bị sử dụng khí cuối cùng xa, ống nhỏ và bạn có lắp đặt dụng cụ sử dụng khí ở cuối đường ống.
Nếu bạn không sử dụng bất kỳ lượng khí nào và bạn có thể đo lường áp suất tại phòng máy và cuối đường ống vẫn là 7 bar. Nhưng nếu bạn kết nối với một thiết bị sử dụng khí chẳng hạn như máy khoan, máy nghiền, máy xay,… (những thiết bị sử dụng nhiều khí) bạn sẽ thấy ngay vấn đề tụt áp. Lúc này, tại máy nén của bạn áp suất vẫn cài đặt ở mốc 7 bar nhưng khi đến các dụng cụ sử dụng khí thì áp suất có thể chỉ đạt 5 hoặc 6 bar.
Lúc này điều gì xảy ra? Bạn có cần một máy nén lớn hơn (công suất lớn hơn, hoặc lưu lượng lớn hơn, hoặc áp suất làm việc cao hơn) không? Không cần thiết! Bạn chỉ cần kích cỡ đường ống dẫn khí nén lớn hơn mà thôi.
Do vậy, bạn thử tưởng tượng xem, nếu chúng ta không tính toán chuẩn kích cỡ của đường ống dẫn khí, chúng ta sẽ gặp những hệ lụy gì sau khi hệ thống khí nén đi vào vận hành? Áp suất làm việc không đạt yêu cầu, lãng phí tiền bạc đúng không nào?
Áp suất luôn được đo lường tại một điểm. Tuy nhiên, tụt áp thì lại luôn được đo lường giữa hai điểm. Đó là sự khác nhau giữa áp suất ở điểm A và điểm B. Hoặc điểm đầu và điểm cuối.
Càng nhiều dụng cụ sử dụng khí nén, càng nhiều khí qua các đường ống và vấn đề tụt áp sẽ xảy ra nhiều hơn.
Tham khảo thêm: Nguyên nhân gây tụt áp trong hệ thống khí nén
Rất đơn giản! Nếu bạn biết 1+1= 2, bạn có thể tính toán được độ tụt áp hoặc kích thước đường ống dẫn khí cho hệ thống khí nén của bạn.
Vậy tính như thế nào? Bảng tính dưới đây sẽ cho bạn chính xác độ tụt áp và kích thước đường ống. Bạn không cần tính toán gì hết, bạn chỉ cần nhìn vào trong bảng và tra ra.
Thật dễ dàng! Bạn nên nhắm mục tiêu độ tụt áp tối đa là 0.1 bar. Mặc dù trong thực tế, chúng tôi đã gặp rất nhiều hệ thống có độ tụt áp trong khoảng 0-2 bar. Ôi, mọi người đã ném đi rất nhiều tiền mỗi ngày.
Vui lòng check cách tính toán kích cỡ đường ống dẫn khí để tìm hiểu chi tiết về loại ống phù hợp với nhu cầu của bạn.
Chúng ta biết rằng các đường ống tạo ra vấn đề tụt áp và chúng ta cố gắng hạn chế vấn đề này. Nhưng còn các phụ kiện lắp đặt phụ trợ cho đường ống dẫn khí như khớp nối, van, các đoạn uốn cong,…Chúng cũng sẽ tạo ra các vấn đề tụt áp vậy.
Mỗi một bộ phận được lắp trên đường ống dẫn khí thì khí đều chảy qua nó. Nếu hệ thống khí nén của bạn có hàng trăm khớp nối, van hay đoạn uốn cong thì khí khi qua những đoạn đó sẽ giống như một chướng ngại vật.
Trường hợp nếu bạn tính toán đường ống và các thiết bị phù trợ không chuẩn, chẳng hạn như kích cỡ bộ coupling nhỏ hơn giữa hai đoạn ống, khí sẽ gặp trở ngại khi đi qua những đoạn đó.
Xem bản tính toán kích cỡ đường ống dẫn khí
Nếu bạn lắp đặt đường ống dẫn khí nhỏ và dài và bạn mất đến 2 bar tụt áp. Điều này có nghĩa là gì? Liệu có phải bạn chỉ cần tăng áp suất máy nén lên không?
Đúng, điều đó hoàn toàn đúng. Nếu thiết bị của bạn cần ít nhất 6 bar và bạn bị mất 2 bar do tụt áp trong hệ thống khí nén, lúc này bạn cần cài đặt áp suất làm việc là 8 bar là sẽ đáp ứng được cho thiết bị sử dụng khí cuối cùng của bạn.
Tuy nhiên, việc tăng áp suất làm việc sẽ dẫn đến việc bạn phải trả rất nhiều tiền cho chi phí tiêu thụ điện năng trong một thời gian dài. Tại sao? Bởi vì, thứ nhất, khí nén cài đặt ở mốc 8 bar sẽ tốn nhiều năng lượng hơn khí nén ở mốc 6 bar. Thứ hai, nếu hệ thống của bạn bị rò rỉ khí, khí nén sẽ tổn thất nhiều hơn khi hệ thống của bạn cài đặt ở mức 8 bar so với 6 bar.
Tham khảo thêm bài viết:
=> Ống dẫn khí nén nào phù hợp nhất với hệ thống khí nén của bạn?
Quá nhiệt hay còn gọi là nhiệt độ cao là một trong những sự cố…
Sử dụng hướng dẫn dưới đây để đảm bảo hệ thống khí nén của bạn…
Máy nén khí là một bộ phận quan trọng trong hoạt động sản xuất. Bạn…
Thay thế phớt chặn dầu không quá khó, tuy nhiên nếu bạn thao tác không…
Tại sao máy nén khí trục vít lại có chế độ chạy không tải, nó…
Trong phần trước chúng tôi đã chia sẻ với các bạn đầy đủ các kiến…