Với máy nén khí di động chạy dầu diesel hiện nay chưa có nhiều tài liệu viết riêng để hướng dẫn các bạn về loại máy này. Song về nguyên lý hoạt động, nó không khác nhiều so với máy nén khí trục vít thông thường. Các bạn có thể tìm hiểu thêm qua bài chia sẻ dưới đây của chúng tôi để có kiến thức tổng quan về loại máy nén khí di động này.
=> Nguyên lý hoạt động của máy nén khí di động chạy dầu diesel
Trong khuôn khổ bài viết này và các chuỗi bài viết sau, chúng tôi sẽ tập trung hướng dẫn các bạn cách vận hành máy nén khí chạy dầu diesel nhằm giúp bạn quản lý máy nén khí của mình tốt hơn.
Chúng tôi sẽ tập trung làm rõ các nội dung sau đây:
1. Cách cài đặt máy nén khí chạy dầu diesel khi mới sử dụng ban đầu
2. Những việc cần làm trước khi bắt đầu vận hành máy nén khí đầu nổ
3. Khởi động động cơ dầu diesel của máy nén khí di động
4. Khởi động máy nén khí
5. Áp suất vận hành máy nén khí thông thường
6. Cách dừng máy nén khí đúng cách
7. Hướng dẫn cách điều chỉnh áp suất máy nén khí
8. Hướng dẫn cách mở và đóng van xả của máy nén khí
9. Cách kết nối và ngắt kết nối các đường ống trong máy nén khí
Nào, bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé!
TỔNG QUAN HƯỚNG DẪN CÁCH VẬN HÀNH MÁY NÉN KHÍ DIESEL:
Với bất kỳ máy nén khí di động chạy dầu diesel loại nào thì bạn cũng sẽ được cung cấp một cuốn cẩm nang hướng dẫn vận hành máy nén khí, trong đó sẽ chỉ chi tiết cho bạn từ cách lắp đặt, vận hành cũng như xử lý sự cố. Tuy nhiên, chúng tôi biết, máy nén khí di động được sử dụng tại Việt Nam hiện nay, đa phần là máy qua sử dụng nên khi mua máy, khách hàng thường không còn catalogue nữa. Dẫu vậy, các bạn đừng lo lắng, chúng tôi ở đây là để giúp bạn.
1. Cách lắp đặt máy nén khí ở một vị trí mới
Khi lắp đặt máy nén khí ở một địa điểm mới, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Lắp đặt máy nén khí
Luôn đảm bảo máy nén khí được cân bằng và khóa các bánh xe cũng như các phanh cần thiết để đảm bảo máy được chắc chắn khi vận hành.
Vị trí lắp đặt máy nén khí
Đừng lắp đặt máy nén khí gần tường, bởi có thể các lưới làm mát sẽ chị chắn hoặc khí thải ra sẽ lưu thông trở lại máy nén khí, dẫn đến sự cộng hưởng nhiệt cho máy tăng cao.
Bạn nên tìm một vị trí lắp đặt máy mà máy có thể hút các khí mát, tươi. Tuy nhiên, bạn cũng cần chọn vị trí lắp đặt ít bụi bẩn nhất để đảm bảo khí lưu thông tốt, bụi bẩn ít ảnh hưởng đến máy làm giảm hiệu suất vận hành và tăng tần suất bảo dưỡng máy nén khí.
Lắp đặt hệ thống nhiều máy nén khí di động
Nếu nhiều máy nén khí được lắp đặt trong cùng một khu vực, bạn cần kiểm tra van một chiều để đảm bảo không cho lưu lượng khí nén quay ngược lại.
Các máy nén khí hoạt động có tải sẽ cung cấp khí nén để đóng tải hoặc dừng tải máy nén, điều này dễ gây nhầm lẫn cho hệ thống điều khiển và gây ra sự cố trong quá trình khởi động động cơ.
Máy nén khí di động có một van duy trì áp suất tối thiểu (bạn sẽ được học về nguyên lý hoạt động của nó trong các phần sau) được lắp đặt cùng với van một chiều. Tuy nhiên, hầu hết các máy nén khí chạy dầu diesel không sử dụng van áp suất tối thiểu.
2. Trước khi khởi động máy nén khí
Trước khi khởi động máy nén khí, cách tốt nhất là nên kiểm tra một số thứ căn bản sau:
Kiểm tra một số thứ có thể xảy ra trong khi máy nén dừng (chẳng hạn như rò rỉ dầu qua đêm) có thể phá hủy máy nén khi máy chạy.
Và cần chắc chắn rằng tất cả các thứ cần thiết cho máy nén khí chạy phải sẵn sàng (như dầu đủ, bình nhiên liệu sạch sẽ).
Dưới đây là danh sách các bộ phận cần kiểm tra chi tiết:
– Động cơ diesel
+ Kiểm tra các bộ lọc hút xem có bẩn không
+ Kiểm tra mực dầu
+ Xả nước trong bộ lọc nhiên liệu
+ Kiểm tra hệ thống nhiên liệu chính (tùy thuộc vào từng model máy)
+ Kiểm tra mức dầu động cơ
+ Kiểm tra mức làm mát
– Phần máy nén
+ Kiểm tra độ bẩn của bộ lọc gió
+ Kiểm tra mức dầu máy nén
3. Khởi động động cơ diesel
Sau khi làm các bước kiểm tra căn bản, việc khởi động máy nén rất dễ dàng.
Hầu hết các máy nén khí có thể được khởi động với van hút đóng hoặc mở. Một số máy cần khởi động với van hút mở, một số lại với đóng.
Tất cả các máy nén khí di động sẽ khởi động ở chế độ không tải. Trên nhiều máy điều này sẽ được thực hiện tự động. Nếu bạn có một bộ công tắc chuyển đổi giữa có tải và không tải, hãy bật nó để nó chạy không tải khi khởi động.
– Đóng hoặc mở van hút
– Bật không tải
– Chạy máy
– Kiểm tra áp suất và các thông số khác của máy.
Không bao giờ được nhấn nút khởi động lâu hơn mức cần thiết. Bởi điều này có thể phá hủy motor vì không phải tất cả các máy nén khí đều có chế độ an toàn cho việc này.
4. Khởi động máy nén khí
Rất nhiều máy nén có nút tải. Khi bạn khởi động máy nén, nó sẽ được nóng lên. Áp suất ở trong máy nén khí sẽ thấp hơn thông thường và nó cần sản xuất khí.
Trên nhiều máy, đây là một nút bạn có thể chỉ nhấn một lần là máy sẽ tự động chạy. Nhưng trên một số máy, bạn có thể phải nhấn nút chuyển đổi từ chế độ có tải sang không tải trước khi khởi động.
Ngay khi động cơ và dầu máy nén được làm ấm, chúng ta có thể bật “có tải”.
Ngay khi bạn bật nút có tải, áp suất đầu ra sẽ tăng và ổn định ở các điểm cài đặt áp suất thông thường. Và chúng ta có thể sử dụng máy móc như bình thường.
5. Vận hành thông thường
Trong khi vận hành thông thường, không có nhiều thứ để làm bên cạnh làm công việc của bạn. Nhưng cần để ý đến máy nén một số các vấn đề sau:
– Kiểm tra nhiệt độ máy nén
– Kiểm tra nhiệt độ động cơ dầu
– Kiểm tra áp suất dầu nếu có thể
– Kiểm tra mức nhiên liệu
– Kiểm tra độ ồn, khói hoặc các vấn đề bất thường khác (nếu có).
6. Dừng máy nén khí
Việc dừng máy nén khí luôn được thực hiện với việc van hút đóng.
Lỗi căn bản nhất với máy nén khí di động là dừng máy khi chúng vẫn chạy ở chế độ có tải (van xả mở). Cách tốt nhất là dừng máy nén khí di động như sau:
– Đóng các van xả
– Bật không tải nếu cần thiết trên máy của bạn
– Để máy nén khí chạy không tải một lúc
– Dừng máy nén khí/ động cơ
7. Điều chỉnh áp suất máy nén khí di động diesel
Trên các máy nén khí di động cỡ nhỏ hoặc vừa, hệ thống điều khiển hoàn toàn bằng khí nén và áp suất điều chỉnh bằng cách xoay nút trên van áp suất điều khiển.
Luôn điều chỉnh áp suất khi van xả đóng và máy nén chạy ở chế độ không tải. Áp suất không tải sẽ luôn cao hơn áp suất máy nén khí làm việc một chút.
Nếu áp suất làm việc là 7 bar (với khí nén sử dụng full), áp suất không tải (van xả đóng) thường là 8 bar. Đây là cách làm việc của hệ thống điều khiển.
Trên một số máy nén khí lớn với bộ điều khiển trung tâm và không có hệ thống khí, áp suất cài đặt có thể được cài đặt trong phần Menu.
8. Mở và đóng van xả
Van hút nên được đóng và mở chậm để tránh tụt áp bất thình lình và gai bên trong máy nén khí.
Nếu có một máy móc và dụng cụ được kết nối với máy nén của bạn, nó cũng tốt hơn cho thiết bị đó nếu bạn mở van hút chậm, áp suất có thể được thiết lập chậm.
9. Kết nối hoặc ngắt kết nối các ống
Các ống nên được kết nối với đủ chùng chứ không nên căng quá trên các kết nối đầu ra của máy nén.
Cố định các ống máy nén với các chuỗi dây an toàn. Ở nhiều nước quy định rất nghiêm về điều này.
Trong trường hợp các ống bất thình lình tuột kết nối từ kết nối van xả của máy nén hoặc nó bị vỡ, điều này sẽ rất nguy hiểm. Do đó, bạ cần kiểm tra kích cỡ các ống kết nối và đảm bảo kết nối chuẩn và chắc chắn. Trường hợp, kết nối hỏng, bạn cần phải lập tức đóng van xả và giải phóng áp suất khỏi các ống đó.
Nguồn: Portable Diesel Air Compressor (Author Cas)
Quá nhiệt hay còn gọi là nhiệt độ cao là một trong những sự cố…
Sử dụng hướng dẫn dưới đây để đảm bảo hệ thống khí nén của bạn…
Máy nén khí là một bộ phận quan trọng trong hoạt động sản xuất. Bạn…
Thay thế phớt chặn dầu không quá khó, tuy nhiên nếu bạn thao tác không…
Tại sao máy nén khí trục vít lại có chế độ chạy không tải, nó…
Trong phần trước chúng tôi đã chia sẻ với các bạn đầy đủ các kiến…