Vậy, thực tế việc chuyển đổi dầu máy nén khí này có ảnh hưởng gì đến việc vận hành của máy không? Chẳng hạn như nó có làm máy nén khí bị hỏng, bị đóng keo hay bị nóng không? Điều này sẽ được chúng tôi làm rõ qua bài chia sẻ dưới đây.
Như chúng ta đều biết, dầu máy nén khí làm bốn chức năng: làm mát, làm kín, bôi trơn và chống ăn mòn. Và dầu máy nén khí được chia thành 3 loại gốc dầu:
– Dầu gốc khoáng: đây là loại dầu có tuổi thọ ngắn nhất, thường dao động trong điều kiện môi trường thực tế khoảng 3000 giờ chẳng hạn như dầu máy nén khí Kobelco, Hanshin, Kyungwon,…
– Dầu bán tổng hợp: tuổi thọ dầu thường dao động trong khoảng 6000 giờ, chẳng hạn như dầu máy nén khí Fusheng.
– Dầu tổng hợp: có thành phần phân tử đồng nhất và được thiết kế chọn lọc nên có tính năng bôi trơn cao, chuyên biệt, thời gian sử dụng dài và ít hao. Hiện tại, có một số loại dầu máy nén khí gốc tổng hợp như dầu máy nén khí Hitachi, dầu máy nén khí Ingersoll Rand hiệu Ultra Coolant, dầu máy nén khí Sullair,…với tuổi thọ dầu thường từ 8000-12000 giờ chạy máy.
Giá dầu máy nén khí phụ thuộc rất nhiều vào nguồn gốc của dầu. Với các dầu máy nén khí gốc tổng hợp, giá dầu ban đầu thường rất cao (cao hơn từ 3-4 lần so với dầu gốc khoáng) nhưng bù lại, thời gian sử dụng của dầu gốc tổng hợp rất dài và ít hao.
Với mỗi hãng máy nén khí, nhà sản xuất đều có cấp kèm theo dầu sử dụng của họ được gọi là dầu máy nén khí chính hãng (dù thực tế nhà sản xuất cũng đặt OEM lại từ một nhà sản xuất dầu khác chứ không trực tiếp sản xuất dầu cho máy nén khí). Và khi mua dầu máy nén khí dưới tên gọi của hãng, chi phí bạn phải trả thường cao hơn rất nhiều so với giá trị thực tế của dầu. Và đây chính là lý do, nhiều khách hàng tìm đến một loại dầu thay thế tương đương với mong muốn tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo máy vận hành ổn định thông suốt.
Vậy, làm thế nào để lựa chọn được loại dầu máy nén khí thay thế tương đương tương thích cho máy và chúng ta cần lưu ý gì khi chuyển đổi dầu máy nén khí sử dụng?
– Thứ nhất, khi chuyển sang sử dụng dầu máy nén khí thay thế tương đương, bạn cần tìm hiểu về gốc dầu và tuổi thọ thực tế của dầu trong điều kiện Việt Nam.
– Thứ hai, khả năng chịu nhiệt và làm mát của dầu. Trong môi trường Việt Nam, đặc biệt vào mùa hè thì máy thường rất dễ bị nhiệt độ cao do nhiệt độ phòng máy kết hợp với nhiệt độ ngoài trời. Nếu bạn sử dụng một loại dầu máy nén khí có khả năng làm mát cao thì đây sẽ là một trong những tác nhân giúp bạn tránh được vấn đề nhiệt cao cho máy nén khí.
– Thứ ba, độ nhớt của dầu. Với máy nén khí hiện nay phổ biến có hai thông số độ nhớt là 32 và 46. Những máy nén khí còn mới, khe hở trục vít vẫn rất cao, bạn nên sử dụng dầu có độ nhớt thấp hơn những máy đã có thời gian vận hành dài.
– Thứ tư, khi đã chuyển sang sử dụng dầu máy nén khí tương đương, bạn cần theo dõi hoạt động của máy xem có vấn đề gì bất thường xảy ra liên quan tới dầu hay không? Bạn cần lưu ý xả toàn bộ lượng dầu cũ ở trong bình dầu, đường dẫn dầu và két làm mát trước khi chuyển sang loại dầu máy nén khí mới để tránh hiện tượng keo dầu có thể xảy ra.
Hiện tại, có rất nhiều loại dầu máy nén khí tương đương được bán trên thị trường và hầu hết đều có thể sử dụng được cho máy nén khí trục vít. Tuy nhiên, độ tương thích với máy thì không phải loại dầu nào cũng phù hợp. Hơn ai hết khi mà thị trường hiện nay có quá nhiều thông tin, bạn cần phải trở thành một người mua hàng thông thái.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây khi bạn cần tư vấn về giải pháp dầu máy nén khí thay thế tương đương cho từng loại máy nén khí. Chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn được một loại dầu máy nén khí tương đương tương thích nhất với máy nén khí bạn đang sử dụng.
Có thể bạn quan tâm:
=> Những lưu ý quan trọng bạn cần phải biết khi tự thay dầu máy nén khí
=> Nguyên nhân máy nén khí bị đóng keo dầu và cách xử lý triệt để
Quá nhiệt hay còn gọi là nhiệt độ cao là một trong những sự cố…
Sử dụng hướng dẫn dưới đây để đảm bảo hệ thống khí nén của bạn…
Máy nén khí là một bộ phận quan trọng trong hoạt động sản xuất. Bạn…
Thay thế phớt chặn dầu không quá khó, tuy nhiên nếu bạn thao tác không…
Tại sao máy nén khí trục vít lại có chế độ chạy không tải, nó…
Trong phần trước chúng tôi đã chia sẻ với các bạn đầy đủ các kiến…