Tin tức máy nén khí

Cảm biến áp suất và công tắc áp suất máy nén khí

Đầu tiên, chúng ta cần phân biệt cảm biến áp suất và công tắc áp suất trong máy nén khí. Với các model mới hơn thì thường sẽ dùng cảm biến áp suất còn với các model máy nén khí cũ hơn thường sẽ dùng công tắc áp suất.

Tuy nhiên, về chức năng chúng đều giống nhau là điều khiển máy nén khí hoạt động trong dải áp suất cho phép. Khi đã đủ áp máy sẽ chuyển sang chế độ chạy không tải.

1. Vị trí của bộ cảm biến áp suất và công tắc áp suất máy nén khí

Nó thường được đặt ở vị trí khí nén đi ra khỏi máy nén khí.

đặt ở vị trí khí nén đi ra khỏi máy nén khí.

2. Các vấn đề thường gặp với cảm biến áp suất và công tắc áp suất máy nén khí

– Đối với công tắc áp suất

Vấn đề chính thường gặp với công tắc áp suất là thay đổi giá trị cài đặt hoặc công tắc điện bên trong không kết nối điện tốt. Đây là công tắc dạng cơ nên nó sẽ dễ bị mòn.

– Đối với cảm biến áp suất

Vấn đề chính với cảm biến áp suất là nó có thể báo tín hiệu ra sai đến bảng điều khiển hoặc ngừng cung cấp tín hiệu hoàn toàn.

Một vấn đề thường gặp nữa là cảm biến có thể bị tắc nghẹt tại một giá trị, chẳng hạn như nó luôn hiển thị áp suất đầu ra ở mức 3.5 bar.

Hình ảnh cảm biến áp suất và công tắc áp suất máy nén khí

3. Cách kiểm tra, sửa chữa, thay thế cảm biến áp suất và công tắc áp suất máy nén khí

– Công tắc áp suất:

Rất dễ kiểm tra chính xác tình trạng vận hành của công tắc áp suất khi máy đang chạy chỉ với một am pe nhiệt kế.

Phần lớn thời gian, bạn có thể nghe thấy tiếng “click” khi mở và đóng. Kiểm tra áp suất tại điểm công tắc áp suất mở hoặc đóng.

Nếu áp suất đóng, cố gắng điều chỉnh nó. Nếu điều này không xử lý được, lúc này cần thay thế nó. 

Một vấn đề khác là kết nối lỏng lẻo. Trong trường hợp này, công tắc áp suất mở và đóng chính xác, bạn có thể nghe thấy tiếng “click” nhưng không có kết nối điện.

Bạn có thể kiểm tra với một am pe nhiệt kế. Hãy cẩn thận, công tắc áp suất bật trực tiếp với điện áp cao (thường là 110 vôn hoặc 220 vôn).

– Cảm biến áp suất

Đầu tiên, bạn cần xác định loại tín hiệu đầu ra của cảm biến áp suất. cảm biến 0-10 vôn có 3 cực: cực âm, cực dương và tín hiệu. Tín hiệu có thể đo lường giữa tín hiệu dẫn và tín hiệu cực âm.

Tìm điểm nơi mà đường dây dẫn cảm biến đi vào bộ điều khiển. Đo lường điện áp qua dây dẫn. Nếu bạn tìm thấy tín hiệu 12V hoặc 24V thì đó là điện áp cung cấp cho cảm biến.

Bạn nên quan sát giá trị tăng và giảm áp suất. Nếu điều này xảy ra, áp suất hiển thị ok và mọi thứ cũng ok.

Chúc các bạn có một hệ thống khí nén luôn vận hành ở đỉnh cao nhất!

Tham khảo thêm chuỗi bài viết:

=> Cấu tạo máy nén khí: chia sẻ từ A đến Z

=> Các sự cố thường gặp với máy nén khí 

=> Phụ tùng máy nén khí

admin

Recent Posts

Xử Lý Lỗi Quá Nhiệt Máy Nén Khí Buma

Quá nhiệt hay còn gọi là nhiệt độ cao là một trong những sự cố…

3 năm ago

Phải Làm Gì Khi Máy Nén Khí Không Lên Hơi?

Sử dụng hướng dẫn dưới đây để đảm bảo hệ thống khí nén của bạn…

4 năm ago

5 Lý Do Bạn Nên Kiểm Định Hệ Thống Khí Nén

Máy nén khí là một bộ phận quan trọng trong hoạt động sản xuất. Bạn…

4 năm ago

Quy Trình Thay Phớt Chặn Dầu Máy Nén Khí

Thay thế phớt chặn dầu không quá khó, tuy nhiên nếu bạn thao tác không…

4 năm ago

Tại Sao Máy Nén Khí Chạy Không Tải (Unload Running)

Tại sao máy nén khí trục vít lại có chế độ chạy không tải, nó…

4 năm ago

Hướng Dẫn Cách Bảo Dưỡng Máy Nén Khí Di Dộng

Trong phần trước chúng tôi đã chia sẻ với các bạn đầy đủ các kiến…

4 năm ago