Tin tức máy nén khí

Cách tính toán chi phí tiêu thụ điện năng của một máy nén khí

Để tính toán chi phí tiêu thụ điện năng của một máy nén khí, bạn cần dựa trên những yếu tố sau đây:

1. Xác định thời gian chạy của máy nén khí. Trong một ngày máy nén khí chạy vào khung giờ nào và nghỉ thời gian nào bởi vì máy nén khí chỉ tiêu thụ điện năng trong khi máy chạy. Bạn có thể ghi chi tiết thời gian máy chạy và nghỉ mỗi ngày ra một cuốn sổ để tiện theo dõi.

2. Tính toán công suất tiêu thụ của máy nén. Thông số này thường được gắn trên mạc máy hoặc mạc mô tơ. Công suất máy càng lớn lượng điện năng tiêu thụ sẽ càng cao.

3. Nhân số W bằng thời gian chạy để xác định được mỗi giờ sử dụng bao nhiêu kW. Nếu máy nén khí hoạt động 3300W trong 3 giờ, nó tiêu thụ 3,300 W x 3 giờ = 9,900 W giờ. Chia số này với 1000 sẽ ra 9.9kW giờ.

Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể sử dụng công thức dưới đây:

Chi phí tiêu thụ điện năng = Tổng công suất máy x 0.756 x số giờ x chi phí kW giờ ÷ hiệu suất của động cơ.

Ví dụ: máy nén khí 30HP (22kW) chạy 10 tiếng 1 ngày và 5 ngày trên 1 tuần trong suốt 1 năm. Giá điện khoảng 2,800 VNĐ/ 1kW và động cơ điện hiệu suất 90%.

Để tính tổng công suất của bạn, bảng dữ liệu động cơ (ví dụ: 30HP) x 110% =33HP.

Hầu hết các máy nén khí khi vận hành ở áp suất max sẽ vận hành ở 110% công suất định mức. Mỗi HP = 746W (watts).

746 watts mỗi giờ là lượng điện năng cần thiết để chuyển đổi sang 1 mã lực của năng lượng cơ. kWH sẽ bằng chi phí cho mỗi 1000 watt năng lượng điện mỗi giờ.

SỐ LƯỢNG
Số giờ chạy mỗi ngày X số ngày mỗi tuần X số tuần mỗi năm chạy = Tổng thời gian thiết bị chạy trong một năm.

(Ví dụ: 10h mỗi ngày x 5 ngày x một tuần x 52 tuần x 1 năm = 2600 giờ )

HIỆU SUẤT MOTOR (EFF) có thể được tìm thấy trên bảng dữ liệu động cơ theo tỷ lệ phần trăm. ( Ví dụ = 0,90% ) 

33 hp x 0 .746 x 2600 giờ x 2800 ÷ 0,90 = 199,132,266 VNĐ

Các kết quả:

Chi phí điện hàng năm cho một máy nén khí có công suất 22kW -30 HP là 199,132,266 VNĐ/ 1 năm.

Bây giờ chúng ta thử tính toán với máy có công suất 50HP, một năm sẽ tiêu thụ điện năng như thế nào nhé!

50HP x 0.746 x 2600 giờ x 2800 ÷ 0.90 = 301,715,555 VNĐ

Sẽ thế nào nếu như máy nén khí chạy liên tục 24h/ ngày và 7 ngày/ 1 tuần. Lượng điện năng tiêu thụ sẽ rất lớn đúng không?

4. Lượng điện năng tiêu thụ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào loại máy nén khí bạn sử dụng: máy nén khí thường hay máy nén khí biến tần. Máy chạy ở chế độ toàn tải hay không toàn tải,…

Lưu ý: Chi phí tiêu thụ điện năng luôn là chi phí phải chi trả lớn nhất cho một hệ thống khí nén nhưng đây lại là chi phí vô hình và ít được quan tâm.

Vòng đời chi phí của máy nén khí

Do vậy, chúng tôi khuyến khích các bạn nên lựa chọn loại máy nén khí có khả năng tiết kiệm điện tối đa.

Thường với các dòng máy nén khí sử dụng biến tần sẽ mang lại hiệu quả tối đa về tiết kiệm năng lượng. Với các hệ thống khí nén không cần thường xuyên chạy ở chế độ full tải, chúng tôi khuyến khích các bạn nên sử dụng máy nén khí biến tần vì chỉ cần sau một vài năm sử dụng, chi phí trả cho điện năng sẽ tiết kiệm được bằng chi phí mua một chiếc máy nén khí mới.

Tham khảo thêm bài viết: Cách chọn mua máy nén khí trục vít chuẩn và tiết kiệm chi phí

Với phép tính toán trên với máy nén khí 50HP, nếu sử dụng máy nén khí biến tần chúng ta có thể tiết kiệm được từ 20 đến 40% lượng điện năng tiêu thụ. Nếu như ở mốc tiết kiệm 20% điện năng tiêu thụ cho một năm nghĩa là một năm máy nén khí 50HP có thể tiết kiệm được khoảng 43,000,000 VNĐ. Một con số đáng bàn đúng không nào?

Ngoại ra, bạn cũng cần lưu ý khi lựa chọn thương hiệu máy nén khí, bạn cần xem thương hiệu nào được đánh giá mang lại sự tiết kiệm điện năng tốt nhất. Hiện tại, Hitachi là một trong những thương hiệu máy nén khí được rất nhiều khách hàng lựa chọn bởi giải pháp tiết kiệm điện năng và thân thiện với môi trường vượt bậc. Chúng tôi – Công ty Cổ phần Thủy Khí Á Châu tự hào là đơn vị phân phối dòng máy nén khí mang thương hiệu Nhật Bản này.

Bạn có thể xem chi tiết các dòng sản phẩm của Hitachi dưới đây:

Các sản phẩm khác:

=> Máy sấy khí Orion Nhật Bản

=> Phụ tùng máy nén khí

=> Lọc máy nén khí

admin

Recent Posts

Xử Lý Lỗi Quá Nhiệt Máy Nén Khí Buma

Quá nhiệt hay còn gọi là nhiệt độ cao là một trong những sự cố…

3 năm ago

Phải Làm Gì Khi Máy Nén Khí Không Lên Hơi?

Sử dụng hướng dẫn dưới đây để đảm bảo hệ thống khí nén của bạn…

4 năm ago

5 Lý Do Bạn Nên Kiểm Định Hệ Thống Khí Nén

Máy nén khí là một bộ phận quan trọng trong hoạt động sản xuất. Bạn…

4 năm ago

Quy Trình Thay Phớt Chặn Dầu Máy Nén Khí

Thay thế phớt chặn dầu không quá khó, tuy nhiên nếu bạn thao tác không…

4 năm ago

Tại Sao Máy Nén Khí Chạy Không Tải (Unload Running)

Tại sao máy nén khí trục vít lại có chế độ chạy không tải, nó…

4 năm ago

Hướng Dẫn Cách Bảo Dưỡng Máy Nén Khí Di Dộng

Trong phần trước chúng tôi đã chia sẻ với các bạn đầy đủ các kiến…

4 năm ago