Tin tức máy nén khí

Cách tăng tuổi thọ cho máy nén khí

Thực hiện phân tích, đo lường hoạt động của hệ thống máy nén khí để nhằm tăng tuổi thọ cho máy nén khí hiện nay.

Hiểu về nhu cầu của hệ thống cũng như cách thức nó đang hoạt động là bước đầu tiên để kiểm soát được chi phí và hiệu suất. Dưới đây là một số nhân tố cần cân nhắc khi phân tích một hệ thống máy nén khí.

1. Thực hiện một bản phân tích nhu cầu sử dụng khí

Để tối đa hóa bất kỳ hệ thống khí nén nào, một bức tranh tổng thể về yêu cầu sử dụng khí nén là rất cần thiết, kể cả khi nhu cầu sử dụng khí lớn lẫn khi nhu cầu sử dụng khí bình thường và vòng quay sử dụng của mỗi máy nén khí.

2. Đo lường lưu lượng khí

Ghi lại lượng khí nén cần sử dụng thực tế tại nhiều khoảng thời gian bất kỳ trong ngày. Bạn cần đảm bảo nhu cầu sử dụng khí nén không vượt quá lưu lượng cho phép của máy.

3. Kiểm tra rò rỉ khí

Rò rỉ khí có thể lên tới 20-30% lượng khí đầu ra của máy nén khí. Bạn cần chắc rằng hệ thống của mình không bị rò rỉ hoặc các phụ kiện cho máy không bị hỏng hóc dẫn đến lượng khí ra ngoài bị thất thoát.

Thêm vào đó, rò rỉ khí nén gây thất thoát một lượng điện năng tiêu thụ rất lớn và thực chất chính là gây lãng phí rất nhiều tiền cho hệ thống.

Kiểm tra rò rỉ khí

4. Phân tích chất lượng khí

Bạn cần phân tích chất lượng của khí để kiểm tra xem khí đầu ra có bị lẫn dầu hoặc ướt quá mức cho phép sử dụng với các dụng cụ của mình hay không. Từ đó, bạn sẽ tính được tương quan mức độ xuống cấp các thiết bị máy đang sử dụng.

5. Phân tích dầu máy nén khí

Đây là một phần công việc bảo dưỡng máy nén khí, bạn cần chắc rằng dầu đang sử dụng theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất. Tham khảo tài liệu của nhà sản xuất hoặc liên hệ với các đại lý có uy tín.

6. Bộ giải nhiệt cho máy nén khí (Giải nhiệt gió hay giải nhiệt nước)

Kiểm tra lưu lượng khí hoặc lưu lượng nước. Đối với hệ thống làm mát bằng nước, kiểm tra và đảm bảo đủ áp suất và lưu lượng nước. Nhiệt độ môi trường cao làm suy giảm tuổi thọ của dầu và các phụ kiện khác nhanh hơn.

7. Áp lực xả

Kiểm tra xem áp suất cài đặt trên máy nén khí có đúng với áp suất khí đầu ra hay không?

8. Độ tụt áp

Kiểm tra độ tụt áp qua máy sấy, bộ lọc và hệ thống đường ống dẫn khí.

9. Máy sấy khí

– Kiểm tra tài liệu của nhà sản xuất để đảm bảo lắp đặt máy sấy khí phù hợp máy nén khí.

– Kiểm tra hoạt động của bộ xả nước tự động.

– Kiểm tra kích cỡ của bộ lọc.

– Đảm bảo hệ thống được thiết kế và lắp đặt cho lưu lượng ở mức độ cao nhất. Điều này sẽ đảm bảo loại bỏ các những vẩn cặn trong hệ thống.

– Ngăn ngừa độ ẩm và sự ăn mòn của đường ống, phụ kiện, dụng cụ khí và các thiết bị sản xuất.

10. Môi trường vận hành

Môi trường vô cùng quan trọng trong việc đặt máy nén khí để vận hành. Rất nhiều đơn vị đã bỏ qua yếu tố này, song nó lại có một tác động đáng kể lên hệ thống của bạn. Ví dụ, hệ thống khí nén của bạn sẽ nhanh xuống cấp hơn nếu vận hành trong môi trường bụi bẩn cao, có tính a xít hay độ mặn cao (gần biển). Nếu bạn bắt buộc phải đặt máy trong môi trường này, bạn nên thiết kế những bộ lọc hoặc lớp áo chuyên dụng để bảo vệ cho máy. Ống hút gió nên được đặt ở vị trí có thể thay thế được và phải gắn thiết bị làm sạch khí trước khi đưa khí vào máy.

Bảo dưỡng máy nén khí để tăng tuổi thọ cho máy nén khí

Chìa khóa giúp bất kỳ hệ thống máy móc vận hành lâu bên chính là vấn đề bảo dưỡng. Một chương trình bảo dưỡng định kỳ sẽ đảm bảo hệ thống của bạn luôn vận hành ở đỉnh cao nhất. Mỗi hệ thống máy nén khí đều có sẵn những phụ kiện chuyên dụng cho máy để thay thế. Việc lập ra một danh sách các thiết bị cần bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp cho bạn thực hiện công việc một cách nhất quán và có kế hoạch hơn.

Bảo dưỡng máy nén khí để tăng tuổi thọ cho máy nén khí

Danh sách các hạng mục cần làm bảo dưỡng

Một lịch trình bảo dưỡng máy nén khí toàn diện cần:

– Kiểm tra và cố định lại các chi tiết, phụ kiện trong quá trình sử dụng.

– Thay thế phụ kiện hao mòn định kỳ cho máy. Luôn dùng phụ kiện chính hãng hoặc phụ kiện OEM đạt chất lượng.

– Vệ sinh, bảo dưỡng các chi tiết chưa thay thế.

Cụ thể với từng hạng mục dưới đây.

1. Cụm piston

Kiểm tra van hút và van xả 

– Kiểm tra áp suất dầu xem có thấp hay không? Nếu thấp chứng tỏ vòng bi đã bị mòn.

2. Cụm đầu nén máy nén khí trục vít

Kiểm tra những vết rò rỉ cơ khí.

– Kiểm tra hao mòn van hút.

– Kiểm tra vòng bi.

– Nên thay thế cụm đầu nén sau 35,000 – 100,000 giờ tùy theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

3. Mô tơ

– Bơm mỡ bổ sung vòng bi.

– Thay thế vòng bi theo lịch bảo trì.

– Kiểm tra, đo nhiệt độ mô tơ để đảm bảo mô tơ không bị quá dòng.

– Kiểm soát nhiệt độ môi trường bằng cách thông gió cho phòng máy nén khí.

4. Truyền động trực tiếp

– Kiểm tra dòng điện mô tơ 

– Kiểm tra nhiệt độ đầu nén

5. Truyền động qua bánh răng

– Kiểm tra các khe hở bánh răng.

– Đảm bảo sử dụng chính xác chất bôi trơn.

6. Truyền động dây đai

– Kiểm tra độ co giãn của dây đai.

– Kiểm tra độ mài mòn của dây đai/ pu li.

7. Chất bôi trơn

Sử dụng dầu bôi trơn chính hãng hoặc hàng OEM có chất lượng cao.

– Xả toàn bộ dầu cũ trước khi thay dầu mới.

– Sử dụng dầu tổng hợp để kéo dài tuổi thọ của bảo dưỡng.

8. Lọc gió máy nén khí

– Giảm thiểu ô nhiễm, bụi bẩn môi trường xung quanh bởi vì nó chính là nguyên nhân gây phá hủy máy móc.

– Kiểm tra độ chênh áp.

– Kiểm tra dấu hiệu hao mòn.

– Thay thế lọc gió máy nén khí theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Lọc gió có thể vệ sinh một số lần trước khi thay thế.

– Đảm bảo tất cả các bộ lọc phải đáp ứng được các thông số máy cũng như yêu cầu của nhà sản xuất, bao gồm: độ tinh lọc, lưu lượng và độ tụt áp.

9. Lọc dầu và lọc tách dầu

– Sử dụng lọc dầu và lọc tách dầu máy nén khí chính hãng hoặc hàng OEM chất lượng cao.

– Thay lọc khi độ chênh áp đạt cực điểm hoặc thay mỗi lần thay dầu.

10. Bộ làm mát

– Kiểm tra trực quan để phát hiện dấu hiệu bẩn, keo két.

– Vệ sinh thường xuyên, đặc biệt trong môi trường ô nhiễm và nhiều bụi bẩn.

– Giữ sạch và khô bộ làm mát.

Bảo dưỡng máy sấy khí (Tác nhân lạnh)

1. Dàn ngưng

– Vệ sinh định kỳ với khí nén hoặc bàn chải để đảm bảo hơi lạnh được chuyển hóa thành chất lỏng dạng nước.

– Không được bẻ cong hay làm hư hại quạt của bộ trao đổi nhiệt trong khi vệ sinh.

2. Bộ xả nước

– Kiểm tra bộ xả nước tự động thường xuyên bằng cách giám sát lượng xả ra.

– Bảo dưỡng hoặc thay thế ít nhất một lần/ một năm.

Kiểm tra van xả nước dạng điện

3. Bộ điều khiển

Kiểm tra cài đặt công tắc áp suất nếu bộ quạt ngưng không chạy trong khi máy hoạt động đầy tải.

4. Dàn trao đổi nhiệt

Hầu hết các dàn trao đổi nhiệt hiện nay đều có chức năng tự vệ sinh và không yêu cầu bộ lọc trước. Tuy nhiên, có một vài yếu tố chúng ta nên cân nhắc:

– Đảm bảo khí xung quanh không chứa đựng các thành phần hóa học hoặc axit bởi các thành phần này có thể phá hủy dàn trao đổi nhiệt (dù bằng đồng hay nhôm).

Bảo dưỡng máy sấy khí (hấp thụ)

1. Bộ lọc

– Lắp đặt bộ lọc đường ống trước để bảo vệ hạt hút ẩm khỏi dầu và hơi nước.

– Kiểm tra độ tụt áp qua các bộ lọc.

– Thay lõi lọc khi độ tụt áp vượt quá 0,55-0,68 bar.

– Kiểm tra bộ xả nước để đảm bảo nó luôn hoạt động tốt, thay thế định kỳ một năm một lần.

2. Hạt hút ẩm

Thay thế theo định kỳ 2-3 năm một lần.

3. Hệ thống các van

Kiểm tra các màng van và phớt van.

– Thay thế ít nhất một năm một lần.

– Kiểm tra hao mòn các van.

– Kiểm tra nhiệt độ đọng sương đầu ra của máy sấy khí hấp thụ để xác minh trạng thái hiện tại của hạt hút ẩm. Thay thế hạt hút ẩm máy sấy khí nếu độ đọng sương được phát hiện cao.

– Kiểm tra đọng sương theo định kỳ nếu máy sấy khí không được trang bị màn hình quan sát độ đọng sương.

4. Hệ thống điều khiển

Kiểm tra hệ thống điều khiển và đảm bảo nó luôn hoạt động chính xác.

5. Ống giảm âm (Bộ giảm âm)

– Kiểm tra bụi và ẩm có vượt quá mức cho phép không.

– Kiểm tra đường ống lọc để xem có bị tắc nghẽn hoặc tụt áp vượt quá mức cho phép không.

Bộ làm mát, xả nước tự động và các bộ lọc máy nén khí

1. Dàn ngưng

– Đối với bộ làm mát bằng khí:

+ Vệ sinh giàn trao đổi nhiệt bằng khí nén hoặc chổi thổi bụi chuyên dụng.

+ Xúc rửa bằng hóa chất chuyên dụng trong trường hợp két bị bám keo dầu.

– Đối với bộ làm mát bằng nước:

+ Kiểm tra độ thích hợp của áp lực nước và nhiệt độ đầu vào/ đầu ra.

+ Kiểm tra bộ giải nhiệt nước bên trong để xem có keo két hoặc đóng cặn. Các cặn trong nước sẽ hảnh hưởng đến việc giải nhiệt cho máy.

+ Vệ sinh, tẩy rửa két bằng hóa chất chuyên dụng (nếu cần).

2. Bộ lọc dầu/ khí và hệ thống xả nước

– Kiểm tra lõi lọc để phát hiện độ tụt áp.

– Kiểm tra bộ xả nước để đảm bảo nó hoạt động đúng chức năng và thay thế nếu nó hoạt động kém hiệu quả.

– Đảm bảo các bộ lọc được lắp đúng với lưu lượng.

– Kiểm tra độ tụt áp qua các bộ lọc.

– Kiểm tra chức năng xả định kỳ.

Với những chia sẻ và hướng dẫn trên, chúng tôi hi vọng các bạn sẽ có một hệ thống máy nén khí hoạt động khỏe mạnh, đạt hiệu suất cao.

Xem thêm bài viết:

=> Lợi ích to lớn của việc bảo dưỡng máy nén khí theo đúng định kỳ

=> Cái giá bạn phải trả khi máy nén khí dừng hoạt động

 

admin

Recent Posts

Xử Lý Lỗi Quá Nhiệt Máy Nén Khí Buma

Quá nhiệt hay còn gọi là nhiệt độ cao là một trong những sự cố…

3 năm ago

Phải Làm Gì Khi Máy Nén Khí Không Lên Hơi?

Sử dụng hướng dẫn dưới đây để đảm bảo hệ thống khí nén của bạn…

4 năm ago

5 Lý Do Bạn Nên Kiểm Định Hệ Thống Khí Nén

Máy nén khí là một bộ phận quan trọng trong hoạt động sản xuất. Bạn…

4 năm ago

Quy Trình Thay Phớt Chặn Dầu Máy Nén Khí

Thay thế phớt chặn dầu không quá khó, tuy nhiên nếu bạn thao tác không…

4 năm ago

Tại Sao Máy Nén Khí Chạy Không Tải (Unload Running)

Tại sao máy nén khí trục vít lại có chế độ chạy không tải, nó…

4 năm ago

Hướng Dẫn Cách Bảo Dưỡng Máy Nén Khí Di Dộng

Trong phần trước chúng tôi đã chia sẻ với các bạn đầy đủ các kiến…

4 năm ago